Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Posted by jinson on 01:15 No comments

Tiêu lốt, Tất bạt - Piper longum L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.

Mô tả: Cây thảo bò ở phần gốc. Cành mang hoa đứng thẳng, không lông. Lá có cuống ngắn, phiến hình trứng thuôn, nhọn ở đỉnh, hình tim ở gốc; cuống lá hơi phủ lông, có bẹ ở gốc. Hoa đơn tính, mọc thành bông; bông đực có trục nhẵn, lá bắc tròn; nhị 2, chỉ nhị rất ngắn; bông cái ngắn hơn có lá bắc tròn, cuống ngắn. Quả mọng.



Bộ phận dùng: Quả - Fructus Piperis Longi, thường gọi là Tất bạt

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc hoang và cũng được trồng ở vườn và hàng rào khắp nước ta. Thu hái bông quả chín vào tháng 9-10, lúc những quả phía dưới trở thành màu đen, đem phơi khô.

Thành phần hóa học: Quả chứa Piperine, acid palmitic, acid tetrahydropiperic, l-undecylenyl - 3, 4-methylenedioxy-benzene, piperidine. N-Isobutyledeca-trans-2-trans-4-di-enamide, sesamin. Rễ chứa piperine, piplartine và piperlonguninine.

Tính vị, tác dụng: Bông quả có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, kiện vị. Rễ có vị cay, tính ấm, không độc; có tác dụng gần như bông quả, lại trừ được huyết khí.



Công dụng, chỉ định và phối hợp: Bông quả được dùng trị bụng dạ lạnh gây nôn thổ, đau bụng ỉa chảy, lỵ, âm sản đau đầu, đau lỗ mũi và hốc mũi; tim quặn đau; đau răng, động kinh. Rễ được dùng trị ăn uống không tiêu, màng tim trướng và ở Ấn Độ, người ta dùng cho phụ nữ không có con uống để làm nóng tử cung. Nước sắc rễ cũng được dùng trị viêm khí quản mạn tính, ho và cảm lạnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét