Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014


Từ năm 1980 trên tạp chí Đông y số 166 trang 28, bác sĩ Trần Văn Tích đã viết bài “Thử bàn về một vị thuốc miền Nam, cây Tiêu lốt”. Tác giả đã kết luận với đại ý là: “Cây Lá lốt không có tên khác là Tất bát. Tất bát là tên Hán của cây Tiêu lốt ở miền Nam. Các tài liệu dược liệu học của ta cần xét lại vấn đề này”.



Nhiều năm đã qua mà vẫn chưa có một tài liệu nào đề cập lại vấn đề trên một cách chính thức. Những tài liệu do cá nhân viết đã có nhiều thay đổi và có những ghi chú thêm, gần phù hợp với ý kiến của bác sĩ Trần Văn Tích đã nêu trong bài viết nói trên. Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 3 đã viết tương đối đầy đủ về 2 dược liệu này và đầy đủ nhất từ trước đến nay để việc sử dụng từ đây khoa học hơn (trang 396 và 466).Trong lúc đó tài liệu Vụ Y học Cổ truyền -  Bộ Y tế (2005) và một số sách báo lại vẫn cho Lá lốt là Tất bát.
Để thiết thực hưởng ứng kịp thời, đưa Y học cổ truyền vào y tế cộng đồng với phương châm “An toàn và hiệu lực của thuốc cổ truyền”, chúng tôi xin phép nêu lại vấn đề này.
Trên một số tài liệu đã công bố từ trước đến nay, chúng tôi thấy như sau:

1. Tình trạng không thống nhất
Tên Tất bát và Lá lốt là 2 tên của 2 cây khác nhau
Lá lốt, tên khoa học là Piper lolot C.DC; thuộc họ Hồ tiêu (PIPERACEAE). Tất bát hay còn được gọi là Tiêu lốt, tên khoa học là Piper longum, cùng thuộc họ Hồ tiêu. Trên thực tế, việc dùng tên và phân biệt hai loại cây này không có sự thống nhất trong các tài liệu.
• Từ điển Từ hải - Bộ thảo ghi:
Tất bát: Tên latinh là Piper longum. Họ Hồ tiêu Piperaceae. Trong quyển này cũng như các tài liệu khác của nhiều tác giả Trung Quốc khác đều mô tả về thực vật học của Tất bát không giống cây Lá lốt (Piper lolot). 
Ví dụ, tháng 7, kết quả to như ngón tay út dài 2 tấc màu xanh đen. Nghĩa là khác với quả cây Lá lốt (Piper lolot), bông cái chỉ dài khoảng 1cm. Để làm thuốc, Tất bát dùng quả trong khi cây Lá lốt dùng lá rễ là chính.
Tất bát đã được xác định tính vị, quy kinh: Tính cay nóng (đại ôn) vào 2 kinh vị và đại tràng. Công năng chủ yếu ích trung tán hàn, kiện vị, trấn thống, chữa đau dạ dày, đau đầu, đau răng và chống viêm mũi mạn tính.
Trong lúc đó cây Lá lốt vẫn còn dùng trong phạm vi dân gian. Dùng chữa đau xương khớp, đổ mồ hôi tay, chân, ỉa lỏng… Ngoài dùng 5 - 10 lá khô hay 15 - 30 lá tươi sắc uống hoặc ngâm trong chậu. Bệnh nhẹ dùng thức ăn rau. Chữa bệnh dùng rễ.
• Cây thuốc Campuchia - Lào - Việt Nam - Petelot (tiếng Pháp) tập 3 trang 33Lá lốt, tên latinh là Piper lolotTất bát là tên Hán. Tên nôm là Tiêu lốt, tên la tinh Piper longum.
Qua mô tả thực vật thì Tất bát - Tiêu lốt rất quen thuộc với nhân dân miền Nam được trồng trong vườn hoặc bờ rào. Dùng làm thuốc và gia vị thay hạt tiêu.
• Phạm Hoàng Hộ - Sách cây cỏ miền Nam Việt Nam, quyển I trang 259 viết: 
Tiêu lốt: Piper longum. Khi hỏi về cây Lá lốt (không được viết trong sách này) thì tác giả nói: Cây Lá lốt là một cây khác có lẽ là Piper sarmentasun R (như đã được ghi trong Quảng Châu thực vật chí, trang 102).
• Từ điển Y dược Pháp - Việt của Bộ Y tế tập 2, phần dược trang 195 ghi rõ: 
Piper longum Lin (Poivre long sm) cây Tất bát.
Piper lolot DC (Poivre lolots sm) cây Lá lốt.
• Tuệ Tĩnh toàn tập của Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh xuất bản 1986 có sửa chữa bổ sung:
• Phần Nam dược thần hiệu - 10 khoa chữa bệnh. Quyển đầu trang 15. Loại cỏ hoang. Mục 9 viết: Tất bát Lá lốt. Cuối trang chi chú: Tất bát là Tiêu lốt, cùng họ, cùng với chi với cây Lá lốt, được dùng thay.
• Phần Hồng nghĩa giác tư y thư. Quyển thượng Nam dược quốc ngữ phú (trang 458 dòng 2) viết: Trái cây Lốt (Tiêu lốt) người rằng Tất bát.
• Lê Trần Đức - Lược sử thuốc Nam và dược học Tuệ Tĩnh -  Nhà xuất bản Y học, chi nhánh miền Nam, trang 118-16. 
Trái cây Lốt (Tiêu lốt) người rằng Tất bát. Trang 201 - 77. Tất bát tục gọi Lá lốt và chú thích: Tất bát là cây Tiêu lốt hình dạng giống cây Lá lốt. Cùng họ cùng chi. Đây dùng Lá lốt như Tất bát.
Tên Lá lốt và Tất bát là của một cây (Lá lốt, tên khác là Tất bát)
• Thuốc nam châm cứu tập 2 phần dược của Viện Đông y trang 58.
• Dược liệu Việt Nam của Bộ Y tế. In lần thứ 2 trang 336 (tài liệu tra cứu tiêu chuẩn ngành).
• Cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1990, trang 313.
• Sổ tay cây thuốc của Viện Dược liệu. Nhà xuất bản Y học, in lần thứ 3 - 1980 có sửa chữa bổ sung những cây mới độc đáo của miền Nam Việt Nam.
• Medicine traditionnelle Vietnamien của Nhà xuất bản Ngoại văn 1993. Quyển tiếng Pháp trang 79.
• Dược tính Nam Bắc - Lương y Lê Đình Thăng, Bệnh viện  YHDT Hà Sơn Bình xuất bản 1991 - trang 90.Và một số sách báo khác v.v…Một số tài liệu chỉ nói một cây, một tên:
• Dược điển Việt Nam II (tập 2 và 3)
• Những cây và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất LợiHai tài liệu này chỉ nói đến cây Lá lốt (Piper lolot) mà không nói đến Tiêu lốt (Piper longum).
• Cây thuốc miền Nam Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ lại chỉ nói đến cây Tiêu lốt (Piper longum) mà không hề nói đến cây Lá lốt (Piper lolot) hoặc gọi tên khoa học của Lá lốt là Piper sarmantosum Roxb.



2. Một số đề nghị•  Các tài liệu cần được viết thống nhất để tiện tra cứu.
•  Đặc biệt quan tâm tài liệu được xem là chuẩn dùng để tra cứu (Ví dụ Dược điển Việt Nam và Dược liệu Việt Nam, sách báo của Bộ Y tế)
• Nếu dùng: Lá lốt thì ghi Lá lốt (tên latinh Piper lolot DC); Tiêu lốt chú Tất bát (Piper longum L); Không gọi Lá lốt là Tất bát. 
Đối với các sách sắp xuất bản nếu mới viết lần đầu về các cây này, cần phân biệt rõ để tiện cho những trường hợp cần tham khảo. Nếu sắp tái bản thì cần sửa chữa bổ sung. Sách đã xuất bản nếu cần thì đính chính.
• Nếu đi sâu vào nội dung tính năng công dụng của mỗi vị thuốc này, nhất là về vị thuốc Tất bát trong y văn cổ đã mô tả sẽ càng thấy cần thiết phải phân biệt rõ 2 vị thuốc này. Chúng không thể có chung tên dẫn đến việc sử dụng tùy tiện hạn chế phát huy tiềm năng đặc thù của mỗi vị thuốc Lá lốt và Tiêu lốt (Tất bát).

Phó Đức Thuần (CTQ số 79)
00:13 Unknown

Từ năm 1980 trên tạp chí Đông y số 166 trang 28, bác sĩ Trần Văn Tích đã viết bài “Thử bàn về một vị thuốc miền Nam, cây Tiêu lốt”. Tác giả đã kết luận với đại ý là: “Cây Lá lốt không có tên khác là Tất bát. Tất bát là tên Hán của cây Tiêu lốt ở miền Nam. Các tài liệu dược liệu học của ta cần xét lại vấn đề này”.



Nhiều năm đã qua mà vẫn chưa có một tài liệu nào đề cập lại vấn đề trên một cách chính thức. Những tài liệu do cá nhân viết đã có nhiều thay đổi và có những ghi chú thêm, gần phù hợp với ý kiến của bác sĩ Trần Văn Tích đã nêu trong bài viết nói trên. Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 3 đã viết tương đối đầy đủ về 2 dược liệu này và đầy đủ nhất từ trước đến nay để việc sử dụng từ đây khoa học hơn (trang 396 và 466).Trong lúc đó tài liệu Vụ Y học Cổ truyền -  Bộ Y tế (2005) và một số sách báo lại vẫn cho Lá lốt là Tất bát.
Để thiết thực hưởng ứng kịp thời, đưa Y học cổ truyền vào y tế cộng đồng với phương châm “An toàn và hiệu lực của thuốc cổ truyền”, chúng tôi xin phép nêu lại vấn đề này.
Trên một số tài liệu đã công bố từ trước đến nay, chúng tôi thấy như sau:

1. Tình trạng không thống nhất
Tên Tất bát và Lá lốt là 2 tên của 2 cây khác nhau
Lá lốt, tên khoa học là Piper lolot C.DC; thuộc họ Hồ tiêu (PIPERACEAE). Tất bát hay còn được gọi là Tiêu lốt, tên khoa học là Piper longum, cùng thuộc họ Hồ tiêu. Trên thực tế, việc dùng tên và phân biệt hai loại cây này không có sự thống nhất trong các tài liệu.
• Từ điển Từ hải - Bộ thảo ghi:
Tất bát: Tên latinh là Piper longum. Họ Hồ tiêu Piperaceae. Trong quyển này cũng như các tài liệu khác của nhiều tác giả Trung Quốc khác đều mô tả về thực vật học của Tất bát không giống cây Lá lốt (Piper lolot). 
Ví dụ, tháng 7, kết quả to như ngón tay út dài 2 tấc màu xanh đen. Nghĩa là khác với quả cây Lá lốt (Piper lolot), bông cái chỉ dài khoảng 1cm. Để làm thuốc, Tất bát dùng quả trong khi cây Lá lốt dùng lá rễ là chính.
Tất bát đã được xác định tính vị, quy kinh: Tính cay nóng (đại ôn) vào 2 kinh vị và đại tràng. Công năng chủ yếu ích trung tán hàn, kiện vị, trấn thống, chữa đau dạ dày, đau đầu, đau răng và chống viêm mũi mạn tính.
Trong lúc đó cây Lá lốt vẫn còn dùng trong phạm vi dân gian. Dùng chữa đau xương khớp, đổ mồ hôi tay, chân, ỉa lỏng… Ngoài dùng 5 - 10 lá khô hay 15 - 30 lá tươi sắc uống hoặc ngâm trong chậu. Bệnh nhẹ dùng thức ăn rau. Chữa bệnh dùng rễ.
• Cây thuốc Campuchia - Lào - Việt Nam - Petelot (tiếng Pháp) tập 3 trang 33Lá lốt, tên latinh là Piper lolotTất bát là tên Hán. Tên nôm là Tiêu lốt, tên la tinh Piper longum.
Qua mô tả thực vật thì Tất bát - Tiêu lốt rất quen thuộc với nhân dân miền Nam được trồng trong vườn hoặc bờ rào. Dùng làm thuốc và gia vị thay hạt tiêu.
• Phạm Hoàng Hộ - Sách cây cỏ miền Nam Việt Nam, quyển I trang 259 viết: 
Tiêu lốt: Piper longum. Khi hỏi về cây Lá lốt (không được viết trong sách này) thì tác giả nói: Cây Lá lốt là một cây khác có lẽ là Piper sarmentasun R (như đã được ghi trong Quảng Châu thực vật chí, trang 102).
• Từ điển Y dược Pháp - Việt của Bộ Y tế tập 2, phần dược trang 195 ghi rõ: 
Piper longum Lin (Poivre long sm) cây Tất bát.
Piper lolot DC (Poivre lolots sm) cây Lá lốt.
• Tuệ Tĩnh toàn tập của Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh xuất bản 1986 có sửa chữa bổ sung:
• Phần Nam dược thần hiệu - 10 khoa chữa bệnh. Quyển đầu trang 15. Loại cỏ hoang. Mục 9 viết: Tất bát Lá lốt. Cuối trang chi chú: Tất bát là Tiêu lốt, cùng họ, cùng với chi với cây Lá lốt, được dùng thay.
• Phần Hồng nghĩa giác tư y thư. Quyển thượng Nam dược quốc ngữ phú (trang 458 dòng 2) viết: Trái cây Lốt (Tiêu lốt) người rằng Tất bát.
• Lê Trần Đức - Lược sử thuốc Nam và dược học Tuệ Tĩnh -  Nhà xuất bản Y học, chi nhánh miền Nam, trang 118-16. 
Trái cây Lốt (Tiêu lốt) người rằng Tất bát. Trang 201 - 77. Tất bát tục gọi Lá lốt và chú thích: Tất bát là cây Tiêu lốt hình dạng giống cây Lá lốt. Cùng họ cùng chi. Đây dùng Lá lốt như Tất bát.
Tên Lá lốt và Tất bát là của một cây (Lá lốt, tên khác là Tất bát)
• Thuốc nam châm cứu tập 2 phần dược của Viện Đông y trang 58.
• Dược liệu Việt Nam của Bộ Y tế. In lần thứ 2 trang 336 (tài liệu tra cứu tiêu chuẩn ngành).
• Cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1990, trang 313.
• Sổ tay cây thuốc của Viện Dược liệu. Nhà xuất bản Y học, in lần thứ 3 - 1980 có sửa chữa bổ sung những cây mới độc đáo của miền Nam Việt Nam.
• Medicine traditionnelle Vietnamien của Nhà xuất bản Ngoại văn 1993. Quyển tiếng Pháp trang 79.
• Dược tính Nam Bắc - Lương y Lê Đình Thăng, Bệnh viện  YHDT Hà Sơn Bình xuất bản 1991 - trang 90.Và một số sách báo khác v.v…Một số tài liệu chỉ nói một cây, một tên:
• Dược điển Việt Nam II (tập 2 và 3)
• Những cây và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất LợiHai tài liệu này chỉ nói đến cây Lá lốt (Piper lolot) mà không nói đến Tiêu lốt (Piper longum).
• Cây thuốc miền Nam Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ lại chỉ nói đến cây Tiêu lốt (Piper longum) mà không hề nói đến cây Lá lốt (Piper lolot) hoặc gọi tên khoa học của Lá lốt là Piper sarmantosum Roxb.



2. Một số đề nghị•  Các tài liệu cần được viết thống nhất để tiện tra cứu.
•  Đặc biệt quan tâm tài liệu được xem là chuẩn dùng để tra cứu (Ví dụ Dược điển Việt Nam và Dược liệu Việt Nam, sách báo của Bộ Y tế)
• Nếu dùng: Lá lốt thì ghi Lá lốt (tên latinh Piper lolot DC); Tiêu lốt chú Tất bát (Piper longum L); Không gọi Lá lốt là Tất bát. 
Đối với các sách sắp xuất bản nếu mới viết lần đầu về các cây này, cần phân biệt rõ để tiện cho những trường hợp cần tham khảo. Nếu sắp tái bản thì cần sửa chữa bổ sung. Sách đã xuất bản nếu cần thì đính chính.
• Nếu đi sâu vào nội dung tính năng công dụng của mỗi vị thuốc này, nhất là về vị thuốc Tất bát trong y văn cổ đã mô tả sẽ càng thấy cần thiết phải phân biệt rõ 2 vị thuốc này. Chúng không thể có chung tên dẫn đến việc sử dụng tùy tiện hạn chế phát huy tiềm năng đặc thù của mỗi vị thuốc Lá lốt và Tiêu lốt (Tất bát).

Phó Đức Thuần (CTQ số 79)

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp trong khoảng thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và Hippocrates có lẽ là người đầu tiên đã ghi chép trong sách, xem Tiêu lốt như một vị thuốc hơn là một gia vị. Đối với người Hy Lạp, La Mã và Âu Châu (cho đến khi tìm ra Tân Thế Giới), tiêu lốt là một gia vị quan trọng và thông dụng, không phân biệt rõ ràng với tiêu đen. 

Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp

Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp



Theophrastus là người đầu tiên đã phân biệt hai cây tiêu lốt và tiêu đen. Pliny đã nhầm lẫn khi cho rằng các hạt tiêu lốt và tiêu đen đều do từ một cây 'piper'. Hạt tiêu đen bắt đầu 'cạnh tranh' với tiêu lốt, tại Âu Châu, từ thế kỷ 12 và sau đó chiếm hẳn thị trường từ thế kỷ 14.

Tiêu lốt (Long pepper) có lẽ đã đến Âu Châu trước tiêu đen (Black pepper) từ lâu.Tiêu lốt được đánh giá cao trong thời đế quốc La Mã và được định giá cao gấp ba lần hơn tiêu đen và vị của tiêu lốt, vừa cay vừa ngọt, rất thích hợp với các món ăn và khẩu vị La Mã. Ngày nay, tiêu lốt rất ít được biết đến và trở thành ít thông dụng, khó tìm tại Âu và Mỹ Châu.

Tên khoa học và các tên khác:
Piper longum thuộc họ thực vật Piperaceae
Tên đồng nghĩa: Chavica roxburghii
Các tên khác tại Việt Nam: Tiêu dài, tiêu thất, tiêu lá tim.
Tên Anh-Mỹ: Long pepper, Indian long pepper; Pháp: Poivre long; Ý: Pepe lungo, pepe di Marisa; Đức: Langer pfeffer;
Philippines: Litlit; Thái: Dipli; Khmer: Morech ansai; Lào: Sala-pi; Nhật: Indonaga koshô; Đại Hàn: Pil-bal; Ấn Độ: Pipal, pipalli (Hindi); Magadhi (Phạn); Jatya (Bengal; Hán-Việt: Tất Bạt (bi-ba); Trường tiêu (Chang jiao)

Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp thế kỷ 15
Tiêu lốt là cây thuộc loại thân thảo, phần gốc mọc bò


Vấn đề định danh:
Như đã trình bày trong bài Lá lốt, chúng tôi xin dùng tên Tất Bạt để gọi tiêu lốt. Đa số các tài liệu về Dược học cổ truyền Việt Nam cũng dùng Tất bạt để gọi Piper longum. Dược điển Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ghi “Piper longum = Bi-ba”.
Về phương diện thực vật, tên Long pepper cũng gây một số vấn đề cần chú ý:
Một số tài liệu như 'Philippines Medicinal Plants' gọi chung Piper longum và Piper refractorum là Long pepper, xem như tên đồng nghĩa của một cây duy nhất.
Flora of China (Vol 4, trang 110) chia thành 2 cây khác biệt với những đặc điểm thực vật khác nhau.
Sách tra cứu cây cỏ VN (Võ văn Chi)trang 417 ghi Piper longum= Tiêu dài và Piper retrofractum= P. officinalis = Tiêu dôi, Trầu cảnh.

Đặc tính thực vật:
Cây thuộc loại thân thảo, phần gốc mọc bò. Thân cành mang hoa, không lông, đứng thẳng, có thể cao 2-4 m. Lá mọc so le, có cuống ngắn; Phiến lá hình trứng, thuôn, dài khoảng 6-7.5 cm, rộng 3-5 cm: gốc hình quả tim, hơi lệch một bên; đầu lá nhọn; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ. Lá có 5-7 gân.
Cụm hoa mọc thành bông. Hoa đơn tính: Hoa đực dài khoảng 3.5 cm, có trục nhẵn, lá bắc tròn; hoa đực có 2 nhị. Hoa cái ngắn hơn, khoảng 1.5 cm, có cuống ngắn.
Cụm quả hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập họp tạo thành, dài 1.5-3.5 cm, đường kinh 0.3-0.5 cm, mặt ngoài màu đen hay nâu. Gốc cụm quả có cuống còn sót lại hay vết của cuống đã rụng. Quả mọng nhỏ, hình cầu. Hạt tròn hay gần như tròn cỡ 2-2.5 mm
Tiêu lốt là cây thuộc vùng nhiệt đới Á châu: phân bố tự nhiên tại Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nam Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây), Đông Nam Á (Việt-Miên-Lào), Thái, Mã Lai, Singapore, Phi.
Tại Việt Nam, cây tương đối phổ biến ở các tỉnh vùng cao nguyên trên toàn quốc.
Thành phần hóa học:
Quả chứa:
Nhiều alkaloids loại piperidine, cùng các chất chuyển hóa gồm: piperine (quan trọng nhất, chiếm 4-5 %), methyl piperine, pipernonal ine, piperettine, asarinine, pellitorine, piperundecalidine, piperlongumine, piperlonguminine, retrofractamide A, pergumidiene, brachystamide A và B, brachystine, pipercide, piperderidine, longamide.
Ligans: Sesamin, pulviatilol, fargesin cùng một số hợp chất phức tạp khác.
Esters như Tridecyl-dihydro-p-coumarate, eicosanyl-(E)-p-coumarate và Z-12-octadecenoic-glycerol-monoester.



Tinh dầu: Tinh dầu trong quả là một hỗn hợp phức tạp , trong đó ba chất chính (không kể piperine) là caryophyllene và pentadecane (mỗi chất chiếm khoảng 17.8 %), và bisaboline (11 %). Ngoài ra còn có thujine, terpinoline, zingi berine, p-cymene, p-methoxyacetophenone và dihydro car veol, những monocyclic sesquiterpenes.
Nhựa (Resins)
Sterols: dihydrostigmasterol, piplasterol
Rễ chứa:
Các alkaloids như piperine, piperlongumine, tetrahydropipe rlongumine, trimethoxy cinnamyol-piperidine và piperlongu minine.
Hạt chứa: sylvatin, sesamin và diaeudesmin.
Các nghiên cứu về dược tính:
Tiêu lốt được nghiên cứu rất nhiều: PubMed liệt kê đến trên 5100 kết quả

Hoạt tính kích ứng Hệ Miễn Nhiễm:
Các thử nghiệm trên chuột, dùng các test như đo phản ứng ngưng tụ máu (haemagglutination), chỉ số chuyển dịch đại thực bào (macrophage migration), chỉ số thực bào ghi nhận Piper longum có những hoạt tính kích khởi hoạt động của hệ miễn nhiễm cả hai cách: chuyên biệt và không chuyên biệt. Hoạt tính rõ rệt ở các liều thấp (225 mg/kg), và hầu như giảm bớt khi dùng những liều cao hơn (Phytotherapy Research Số 13-1999).
Hoạt tính kích thích Hệ Thần Kinh trung ương:
Piperine có hoạt tính kích thích thần kinh trung ương khi thử trên ếch, chuột nhắt và chó, đồng thời gia tăng tính gây ngủ nơi chuột. Piperine đối nghịch lại với hoạt tính ức chế hô hấp tạo ra bởi morphine hay pentobarbitone khi thử trên chó bị gây mê (Journal of Research into Indian Medicine Số 8-1973). Dịch chiết từ quả bằng petroleum ether cũng đối kháng tác động ức chế hô hấp của morphine trên chuột(Indian Journal of Pharmacology Số 13-1981). Một nghiên cứu so sánh giữa piperine và nalorphine về hoạt tính đối kháng ức chế hô hấp và hoạt tính giảm đau của morphine ghi nhận cả hai (piperine và nalorphine) đều làm đảo ngược sự ức chế hô hấp, nhưng piperine không gây đảo ngược được sự giảm đau như nalorphine (Indian Drugs Số 21-1984).

Khả năng trị suyễn:
Dịch chiết từ quả có hoạt tính bảo vệ cơ thể chống lại các phản ứng loại dị ứng khi thử trên chuột và bảo vệ chuột bọ chống lại sự co thắt khí quản gây ra bởi các sinh kháng thể (Indian Journal of Pharmacology Số1-1969)



Hoạt tính bảo vệ gan:
Piperine có hoạt tính bảo vệ gan rõ rệt, chống lại tác hại gây ra cho gan bởi tertiary buryl hydroperoxide và carbon tetrachloride trong các thử nghiệm in vivo và in vitro, do khả năng làm giảm các phản ứng lipid per-oxyhóa (Planta Medica Số 59-1993). Dịch chiết từ quả, khi dược thử nghiệm (trên thú loải gậm nhấm) về khả năng bảo vệ gan chống lại các loại tác hại gây ra cho gan bởi CCl4 (hư gan cấp tính, kinh niên, hư gan có thể và không thể đảo nghịch), dùng các chỉ số sinh học như sinh thiết mô gan, chỉ số sinh hóa cho thấy dịch chiết giúp cải thiện được tiến trình tái tạo tế bào gan, giới hạn sự sơ gan nhưng không bảo vệ được những hư hại tế bào do hư gan cấp tính (Indian Drugs Số 21-1984)
Khả năng làm hạ cholesterol và triglycerides trong máu:
Methylpiperine có tác dụng làm hạ cholesterol tổng cộng trong máu chuột thử nghiệm cho ăn một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol. Phần không bị savon hóa trong tinh dầu tiêu lốt cũng làm hạ cholesterol tổng cộng và cholesterol trong gan khi thử trên chuột bị gây cao cholesterol (Trung Dược tạp chí, các số 23-1992 và 24/1993): Piperine, piperlonguminine và pipernonaline, trích từ quả tiêu lốt bằng ethanol có hoạt tính làm hạ cholesterol và mỡ trong máu có thể so sánh với simvastatin (Phytotherapy Research Số 23-2009)

Hoạt tính chống sưng và làm giảm đau:
Nước sắc từ quả có hoạt tính chống sưng khi thử trên chuột bị gây sưng phù chân bằng carageenan (Indian Bületin of Medical and Ethnobotanical Research Số 2-1980)
Nước sắc từ rễ thử trên chuột cho thấy có hoạt tính giảm đau rõ rệt. Chuột được thử bằng các test quậy đuôi và co giật thân sau khi bị chích bằng acetic acid. Pentazocin và Ibuprofen được dùng làm thuốc đối chứng. Kết quả ghi nhận: Dịch chiết ở các liều 400 và 800 ng/kg có hoạt tính chống đau tựa như NSAID (như ibuprofen): Dịch chiết (liều 800 mg/kg) và ibuprofen (40 mg/kg) bảo vệ được chuột không bị co giật thân vơi tỷ lệ 50%, nhưng trong test quậy đuôi do kích ứng nhiệt, dịch chiết (ở mọi liều lượng) hầu như không tác dụng (chỉ đạt độ bảo vệ 6%, trong khi pentazocin bảo vệ đến 100 %) (Indian Journal of Experimental Biology Số 41-2003)
Khả năng diệt vi khuẩn và ký sinh trùng:
Tinh dầu tiêu lốt có khả năng diệt khuẩn khi thử trên nhiều vi trùng. Dịch chiết bằng thanol 50 % từ quả lại hầu như không có hoạt tính. Piperlonguminine có hoạt tính mạnh trên Bacillus subtilis trong khi đó Piperine lại ưc chế mạnh sự tăng trưởng của Staphylococcus aureus (Pharmaceutical Biology Số 39-2001)
Quả có hoạt tính diệt được ký sinh trùng Entamoeba histolytica (gây kiết lỵ). Dịch chiết bằng methanol và piperine đều có hoạt tính giúp cải thiện (90% và 40%) tình trạng bệnh của chuột bị nhiễm amib nơi ruột cùng. Chuột bị gây nhiễm amib bằng cách chích trực tiếp bào tử ký sinh trùng vào ruột cùng, sau đó được điều trị bằng dịch chiết trong 5 ngày liên tiếp, metronidazole được dùng làm thuốc đối chứng. Các liều 1000 mg/kg /ngày hữu hiệu đến 100 %, 500 mg/kg/ngày hữu hiệu 93 % và 250 mg/kg/ngày: 46 %, trong khi đó liều metronidazole 25 mg/kg/ngày đạt kết quả 100 % và 62.5 mg/kg/ ngày: 60 % (Journal of Ethnopharmacology Số 91/2004)
Nước chiết từ quả (dùng nồng độ 250 microgram/mL) và dịch chiết bằng ethanol (125mcg/mL) có khả năng diệt ký sinh trùng Giardia lamblia (gây bệnh nơi phụ nữ) đến 100 %(Phytotherapy Research Số 13-1999)
Piperine có hoạt tính diệt các vi khuẩn E. coli (125 mcg/mL), Staphylococcus aureus (14 mcg/mL), Salmonella typhii (180 mcg/mL), Enterococcus foecalis (15 mcg/mL), Pseudomonas aeruginosa (52 mcg/mL và trên các vi khuẩn Mycobacterium (gây bệnh lao) đã kháng nhiều thuốc (Multi-Drugs Resistant Mycobacterium) như M. smegmatis (3mg/mL), M. tuberculosis (39 mcg/mL) (International Journal of Phytomedicine Số 3-2011)




Các hoạt tính khác:
Piperine có tác dụng chống trầm cảm do ức chế hoạt động của men MonoAmineOxydase (MAO) (Chemical and Phar maceutical Bulletin Số 53-2005)
- Piperine có khả năng gây tăng nhiệt trong cơ thể, làm tăng hiệu ứng sinh-khả dụng (bioavailability) của beta-carotene, curcumin, selenium, pyridoxine…; có thể dùng làm một 'chất hỗ trợ' chức năng cho hoạt động của não bộ (Food and Chemical Toxicology Số 46-2008)
- Dịch chiết từ quả bằng alcohol và piperine có hoạt tính diệt một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm: Dịch chiết bằng acohol có tác dụng diệt bào 100 % khi dùng ở nồng độ 500 mcg/ml đối với tế bào ung thư loại Dalton lymphoma ascite (DLA) và ở nồng độ 250 mcg/ml đối với tế bào ung thư loại Erhlich ascite carcinoma (EAC), trong khi đó Piperine diệt bào DLA và EAC ở cùng nồng độ 250 mcg/ml. Cả 2 chất đều có hoạt tính khi thử nghiệm trên môi trường cấy tế bào ung thư loại L 929 (ở nồng độ 100 và 50 mcg/ml). Khi cho chuột đã bị gây ung thư DLA và EAC dùng dịch chiết với liều 10mg/ ngày hoặc piperine (1.14 mg/ngày), bướu ung thư ngưng tăng trưởng, chuột kéo dài thêm đời sống được 30-50 % (Journal of Ethnopharmacology Số 90-2004)

Độc tính và liều lượng:
Tiêu lốt, được dùng làm gia vị và làm thuốc trong dân gian, nên thường được xem là an toàn khi sử dụng với những số lượng vừa đủ. Tuy nhiên, do quả được ghi nhận là có hoạt tính ngừa thai khi thử trên thú vật nên tránh dùng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
Piperine có những hoạt tính tương tác sinh học: can thiệp vào các hoạt động xúc tác sinh hóa của một số men (enzyme) trong cơ thể như ức chế men Arylhydrocarbon hydrolase (AHH) và UDP- glucoryltransferase nơi gan nên có khả năng gây thay đổi sự hấp thu phenytoine và barbiturates trong cơ thể.
Tiêu lốt có thể gây tăng hiệu ứng thuốc và tăng phản ứng phụ khi dùng chung với phenytoin (Dilantin), propranolol (Inderal), theophylline.
Thử nghiệm trên thú vật cho dùng liều (duy nhất) 3g/kg trọng lượng cơ thể và liều 100 mg/kg dùng liên tục trong 90 ngày không gây các phản ứng độc hại (Plants Food and Human Nutrition Số 52-1998).
Liều LD50:
Piperine: 56.2 mg/kg
Piperlongumine: 110 mg/kg
Piperlonguminine: 115 mg/kg
Tiêu lốt trong Dược học dân gian:
Dược học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa:
Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng quả làm vị thuốc dưới tên Tất Bạt. Tên Tất Bạt = Bibo là do người Tàu phiên âm từ tên Ấn Độ của cây:Pippali
Vị thuốc đã được ghi chép lần đầu tiên trong Tân Tu Bản Thảo và sau đó trong các sách thuốc cổ như:
Hải Dược Bản Thảo
Bản Thảo Thập Di
Cảnh Nhạc Toàn Thư
Bản Thảo Cương Mục (Lý Thời Trân)
Tất Bạt được xem là có vị cay, tính nhiệt, quy vào các kinh mạch thuộc Vị và Đại tràng. Tất bạt có các tác dụng:'ôn trung' (làm ấm Trung tiêu), chỉ thống, tán hàn, giáng Khí…, thường dùng để trị các chứng bụng lạnh, đau, nôn, buồn ói, tiêu chảy.
(Tuy Tât bạt được chính thức ghi trong Dược Điển Trung Hoa là quả của Piper longum, nhưng tại Đài Loan quả của Piper kadsura và tại Okinawa quả của P. hancei cũng được dùng để thay thế)
Dược học cổ truyền Việt Nam dùng tiêu lốt để trị đau bụng, 'lạnh' bao tử, nôn-ói ra nươc chua, sôi bụng, tiêu chảy, đau nhức đầu, chảy nước mũi, viêm xoang, đau răng sâu, kinh nguyệt không đều.
Dược học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda):
Tiêu lốt hay Pippalli là một trong những vị thuốc quan trọng của Dược học cổ truyền Ân Độ. Các bộ phận của cây được dùng để trị nhiều chứng bệnh trong dân gian.
Quả, ngoài vai trò gia vị, đưọc xem là có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện vị, giúp bao tử tiêu hóa thực phẩm, bổ gan. Quả dùng chung với mật ong để trị suyễn, ho, đau cổ họng.
Rễ = Pipalli mula, cũng là một vị thuốc kich thích thèm ăn, còn dùng trị đau nhức, gout, sưng xương khớp, giun sán
Toàn cây dùng trị tiêu chảy, các bệnh về lá lách.
Một phương thuốc ayurvedic thông dụng tại Ấn Độ là Trikatu gồm: tiêu lốt, tiêu đen và gừng.



Tiêu lốt dùng làm gia vị:
Về phương diện sử dụng làm gia vị, không có sự phân biệt giữa Tiêu lốt (P. longum) và Tiêu dội (P. retrofractum).
Tiêu lốt được dùng khá thông dụng trong các món ăn Ấn Độ và Bắc Phi. Do sự khác biệt trong thành phần terpene nên tiêu đen không thay thế được tiêu lốt. Hương vị của tiêu lốt được xem là pha trộn giữa cay và ngọt. Tiêu lốt cay hơn tiêu đen nên người 'ít ăn cay' nên thận trọng.
Tại Bắc Phi, nơi các vùng Hồi giáo (Bắc và Đông Phi Châu), Tiêu lốt đã được các nhà buôn Ả Rập đem đến và trở thành một gia vị thông dụng dùng trong nhiều món ăn truyền thống địa phương nhất là Maroc và Ethiopia:
Tại Maroc, tiêu lốt là một trong những gia vị tạo thành hỗn hợp “ras el hanout” dùng trong nhiều món ăn truyền thống.
Tại Ethiopia: tiêu lốt quan trọng hơn, dùng trong các món thịt hầm (wat) như bò hầm (siga wat), gà hầm (doro wat). Tiêu lốt được pha trộn với tiêu đen, đậu khấu, đinh hương và nghệ. Hỗn hợp trộn Berbere của Ethiopia gần tương tự với marsala của Ấn Độ, được dùng để ướp các món ăn từ thịt trừu.
Tài liệu sử dụng:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2 (Viện Dược Liệu)
Flora of China: Piper (Vol 4, pg 10)
Medicinal Plants of China (James Duke)
Medicnal Plants of India (S.K. Jain & Robert DeFilipps)
Major Herb of Ayurveda (Elizabeth Williamson)
Ayurveda Pharmacopoeida of India (Government of India)
Dược Sĩ Trần Việt Hưng

03:16 Unknown

Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp trong khoảng thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và Hippocrates có lẽ là người đầu tiên đã ghi chép trong sách, xem Tiêu lốt như một vị thuốc hơn là một gia vị. Đối với người Hy Lạp, La Mã và Âu Châu (cho đến khi tìm ra Tân Thế Giới), tiêu lốt là một gia vị quan trọng và thông dụng, không phân biệt rõ ràng với tiêu đen. 

Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp

Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp



Theophrastus là người đầu tiên đã phân biệt hai cây tiêu lốt và tiêu đen. Pliny đã nhầm lẫn khi cho rằng các hạt tiêu lốt và tiêu đen đều do từ một cây 'piper'. Hạt tiêu đen bắt đầu 'cạnh tranh' với tiêu lốt, tại Âu Châu, từ thế kỷ 12 và sau đó chiếm hẳn thị trường từ thế kỷ 14.

Tiêu lốt (Long pepper) có lẽ đã đến Âu Châu trước tiêu đen (Black pepper) từ lâu.Tiêu lốt được đánh giá cao trong thời đế quốc La Mã và được định giá cao gấp ba lần hơn tiêu đen và vị của tiêu lốt, vừa cay vừa ngọt, rất thích hợp với các món ăn và khẩu vị La Mã. Ngày nay, tiêu lốt rất ít được biết đến và trở thành ít thông dụng, khó tìm tại Âu và Mỹ Châu.

Tên khoa học và các tên khác:
Piper longum thuộc họ thực vật Piperaceae
Tên đồng nghĩa: Chavica roxburghii
Các tên khác tại Việt Nam: Tiêu dài, tiêu thất, tiêu lá tim.
Tên Anh-Mỹ: Long pepper, Indian long pepper; Pháp: Poivre long; Ý: Pepe lungo, pepe di Marisa; Đức: Langer pfeffer;
Philippines: Litlit; Thái: Dipli; Khmer: Morech ansai; Lào: Sala-pi; Nhật: Indonaga koshô; Đại Hàn: Pil-bal; Ấn Độ: Pipal, pipalli (Hindi); Magadhi (Phạn); Jatya (Bengal; Hán-Việt: Tất Bạt (bi-ba); Trường tiêu (Chang jiao)

Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp thế kỷ 15
Tiêu lốt là cây thuộc loại thân thảo, phần gốc mọc bò


Vấn đề định danh:
Như đã trình bày trong bài Lá lốt, chúng tôi xin dùng tên Tất Bạt để gọi tiêu lốt. Đa số các tài liệu về Dược học cổ truyền Việt Nam cũng dùng Tất bạt để gọi Piper longum. Dược điển Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ghi “Piper longum = Bi-ba”.
Về phương diện thực vật, tên Long pepper cũng gây một số vấn đề cần chú ý:
Một số tài liệu như 'Philippines Medicinal Plants' gọi chung Piper longum và Piper refractorum là Long pepper, xem như tên đồng nghĩa của một cây duy nhất.
Flora of China (Vol 4, trang 110) chia thành 2 cây khác biệt với những đặc điểm thực vật khác nhau.
Sách tra cứu cây cỏ VN (Võ văn Chi)trang 417 ghi Piper longum= Tiêu dài và Piper retrofractum= P. officinalis = Tiêu dôi, Trầu cảnh.

Đặc tính thực vật:
Cây thuộc loại thân thảo, phần gốc mọc bò. Thân cành mang hoa, không lông, đứng thẳng, có thể cao 2-4 m. Lá mọc so le, có cuống ngắn; Phiến lá hình trứng, thuôn, dài khoảng 6-7.5 cm, rộng 3-5 cm: gốc hình quả tim, hơi lệch một bên; đầu lá nhọn; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ. Lá có 5-7 gân.
Cụm hoa mọc thành bông. Hoa đơn tính: Hoa đực dài khoảng 3.5 cm, có trục nhẵn, lá bắc tròn; hoa đực có 2 nhị. Hoa cái ngắn hơn, khoảng 1.5 cm, có cuống ngắn.
Cụm quả hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập họp tạo thành, dài 1.5-3.5 cm, đường kinh 0.3-0.5 cm, mặt ngoài màu đen hay nâu. Gốc cụm quả có cuống còn sót lại hay vết của cuống đã rụng. Quả mọng nhỏ, hình cầu. Hạt tròn hay gần như tròn cỡ 2-2.5 mm
Tiêu lốt là cây thuộc vùng nhiệt đới Á châu: phân bố tự nhiên tại Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nam Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây), Đông Nam Á (Việt-Miên-Lào), Thái, Mã Lai, Singapore, Phi.
Tại Việt Nam, cây tương đối phổ biến ở các tỉnh vùng cao nguyên trên toàn quốc.
Thành phần hóa học:
Quả chứa:
Nhiều alkaloids loại piperidine, cùng các chất chuyển hóa gồm: piperine (quan trọng nhất, chiếm 4-5 %), methyl piperine, pipernonal ine, piperettine, asarinine, pellitorine, piperundecalidine, piperlongumine, piperlonguminine, retrofractamide A, pergumidiene, brachystamide A và B, brachystine, pipercide, piperderidine, longamide.
Ligans: Sesamin, pulviatilol, fargesin cùng một số hợp chất phức tạp khác.
Esters như Tridecyl-dihydro-p-coumarate, eicosanyl-(E)-p-coumarate và Z-12-octadecenoic-glycerol-monoester.



Tinh dầu: Tinh dầu trong quả là một hỗn hợp phức tạp , trong đó ba chất chính (không kể piperine) là caryophyllene và pentadecane (mỗi chất chiếm khoảng 17.8 %), và bisaboline (11 %). Ngoài ra còn có thujine, terpinoline, zingi berine, p-cymene, p-methoxyacetophenone và dihydro car veol, những monocyclic sesquiterpenes.
Nhựa (Resins)
Sterols: dihydrostigmasterol, piplasterol
Rễ chứa:
Các alkaloids như piperine, piperlongumine, tetrahydropipe rlongumine, trimethoxy cinnamyol-piperidine và piperlongu minine.
Hạt chứa: sylvatin, sesamin và diaeudesmin.
Các nghiên cứu về dược tính:
Tiêu lốt được nghiên cứu rất nhiều: PubMed liệt kê đến trên 5100 kết quả

Hoạt tính kích ứng Hệ Miễn Nhiễm:
Các thử nghiệm trên chuột, dùng các test như đo phản ứng ngưng tụ máu (haemagglutination), chỉ số chuyển dịch đại thực bào (macrophage migration), chỉ số thực bào ghi nhận Piper longum có những hoạt tính kích khởi hoạt động của hệ miễn nhiễm cả hai cách: chuyên biệt và không chuyên biệt. Hoạt tính rõ rệt ở các liều thấp (225 mg/kg), và hầu như giảm bớt khi dùng những liều cao hơn (Phytotherapy Research Số 13-1999).
Hoạt tính kích thích Hệ Thần Kinh trung ương:
Piperine có hoạt tính kích thích thần kinh trung ương khi thử trên ếch, chuột nhắt và chó, đồng thời gia tăng tính gây ngủ nơi chuột. Piperine đối nghịch lại với hoạt tính ức chế hô hấp tạo ra bởi morphine hay pentobarbitone khi thử trên chó bị gây mê (Journal of Research into Indian Medicine Số 8-1973). Dịch chiết từ quả bằng petroleum ether cũng đối kháng tác động ức chế hô hấp của morphine trên chuột(Indian Journal of Pharmacology Số 13-1981). Một nghiên cứu so sánh giữa piperine và nalorphine về hoạt tính đối kháng ức chế hô hấp và hoạt tính giảm đau của morphine ghi nhận cả hai (piperine và nalorphine) đều làm đảo ngược sự ức chế hô hấp, nhưng piperine không gây đảo ngược được sự giảm đau như nalorphine (Indian Drugs Số 21-1984).

Khả năng trị suyễn:
Dịch chiết từ quả có hoạt tính bảo vệ cơ thể chống lại các phản ứng loại dị ứng khi thử trên chuột và bảo vệ chuột bọ chống lại sự co thắt khí quản gây ra bởi các sinh kháng thể (Indian Journal of Pharmacology Số1-1969)



Hoạt tính bảo vệ gan:
Piperine có hoạt tính bảo vệ gan rõ rệt, chống lại tác hại gây ra cho gan bởi tertiary buryl hydroperoxide và carbon tetrachloride trong các thử nghiệm in vivo và in vitro, do khả năng làm giảm các phản ứng lipid per-oxyhóa (Planta Medica Số 59-1993). Dịch chiết từ quả, khi dược thử nghiệm (trên thú loải gậm nhấm) về khả năng bảo vệ gan chống lại các loại tác hại gây ra cho gan bởi CCl4 (hư gan cấp tính, kinh niên, hư gan có thể và không thể đảo nghịch), dùng các chỉ số sinh học như sinh thiết mô gan, chỉ số sinh hóa cho thấy dịch chiết giúp cải thiện được tiến trình tái tạo tế bào gan, giới hạn sự sơ gan nhưng không bảo vệ được những hư hại tế bào do hư gan cấp tính (Indian Drugs Số 21-1984)
Khả năng làm hạ cholesterol và triglycerides trong máu:
Methylpiperine có tác dụng làm hạ cholesterol tổng cộng trong máu chuột thử nghiệm cho ăn một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol. Phần không bị savon hóa trong tinh dầu tiêu lốt cũng làm hạ cholesterol tổng cộng và cholesterol trong gan khi thử trên chuột bị gây cao cholesterol (Trung Dược tạp chí, các số 23-1992 và 24/1993): Piperine, piperlonguminine và pipernonaline, trích từ quả tiêu lốt bằng ethanol có hoạt tính làm hạ cholesterol và mỡ trong máu có thể so sánh với simvastatin (Phytotherapy Research Số 23-2009)

Hoạt tính chống sưng và làm giảm đau:
Nước sắc từ quả có hoạt tính chống sưng khi thử trên chuột bị gây sưng phù chân bằng carageenan (Indian Bületin of Medical and Ethnobotanical Research Số 2-1980)
Nước sắc từ rễ thử trên chuột cho thấy có hoạt tính giảm đau rõ rệt. Chuột được thử bằng các test quậy đuôi và co giật thân sau khi bị chích bằng acetic acid. Pentazocin và Ibuprofen được dùng làm thuốc đối chứng. Kết quả ghi nhận: Dịch chiết ở các liều 400 và 800 ng/kg có hoạt tính chống đau tựa như NSAID (như ibuprofen): Dịch chiết (liều 800 mg/kg) và ibuprofen (40 mg/kg) bảo vệ được chuột không bị co giật thân vơi tỷ lệ 50%, nhưng trong test quậy đuôi do kích ứng nhiệt, dịch chiết (ở mọi liều lượng) hầu như không tác dụng (chỉ đạt độ bảo vệ 6%, trong khi pentazocin bảo vệ đến 100 %) (Indian Journal of Experimental Biology Số 41-2003)
Khả năng diệt vi khuẩn và ký sinh trùng:
Tinh dầu tiêu lốt có khả năng diệt khuẩn khi thử trên nhiều vi trùng. Dịch chiết bằng thanol 50 % từ quả lại hầu như không có hoạt tính. Piperlonguminine có hoạt tính mạnh trên Bacillus subtilis trong khi đó Piperine lại ưc chế mạnh sự tăng trưởng của Staphylococcus aureus (Pharmaceutical Biology Số 39-2001)
Quả có hoạt tính diệt được ký sinh trùng Entamoeba histolytica (gây kiết lỵ). Dịch chiết bằng methanol và piperine đều có hoạt tính giúp cải thiện (90% và 40%) tình trạng bệnh của chuột bị nhiễm amib nơi ruột cùng. Chuột bị gây nhiễm amib bằng cách chích trực tiếp bào tử ký sinh trùng vào ruột cùng, sau đó được điều trị bằng dịch chiết trong 5 ngày liên tiếp, metronidazole được dùng làm thuốc đối chứng. Các liều 1000 mg/kg /ngày hữu hiệu đến 100 %, 500 mg/kg/ngày hữu hiệu 93 % và 250 mg/kg/ngày: 46 %, trong khi đó liều metronidazole 25 mg/kg/ngày đạt kết quả 100 % và 62.5 mg/kg/ ngày: 60 % (Journal of Ethnopharmacology Số 91/2004)
Nước chiết từ quả (dùng nồng độ 250 microgram/mL) và dịch chiết bằng ethanol (125mcg/mL) có khả năng diệt ký sinh trùng Giardia lamblia (gây bệnh nơi phụ nữ) đến 100 %(Phytotherapy Research Số 13-1999)
Piperine có hoạt tính diệt các vi khuẩn E. coli (125 mcg/mL), Staphylococcus aureus (14 mcg/mL), Salmonella typhii (180 mcg/mL), Enterococcus foecalis (15 mcg/mL), Pseudomonas aeruginosa (52 mcg/mL và trên các vi khuẩn Mycobacterium (gây bệnh lao) đã kháng nhiều thuốc (Multi-Drugs Resistant Mycobacterium) như M. smegmatis (3mg/mL), M. tuberculosis (39 mcg/mL) (International Journal of Phytomedicine Số 3-2011)




Các hoạt tính khác:
Piperine có tác dụng chống trầm cảm do ức chế hoạt động của men MonoAmineOxydase (MAO) (Chemical and Phar maceutical Bulletin Số 53-2005)
- Piperine có khả năng gây tăng nhiệt trong cơ thể, làm tăng hiệu ứng sinh-khả dụng (bioavailability) của beta-carotene, curcumin, selenium, pyridoxine…; có thể dùng làm một 'chất hỗ trợ' chức năng cho hoạt động của não bộ (Food and Chemical Toxicology Số 46-2008)
- Dịch chiết từ quả bằng alcohol và piperine có hoạt tính diệt một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm: Dịch chiết bằng acohol có tác dụng diệt bào 100 % khi dùng ở nồng độ 500 mcg/ml đối với tế bào ung thư loại Dalton lymphoma ascite (DLA) và ở nồng độ 250 mcg/ml đối với tế bào ung thư loại Erhlich ascite carcinoma (EAC), trong khi đó Piperine diệt bào DLA và EAC ở cùng nồng độ 250 mcg/ml. Cả 2 chất đều có hoạt tính khi thử nghiệm trên môi trường cấy tế bào ung thư loại L 929 (ở nồng độ 100 và 50 mcg/ml). Khi cho chuột đã bị gây ung thư DLA và EAC dùng dịch chiết với liều 10mg/ ngày hoặc piperine (1.14 mg/ngày), bướu ung thư ngưng tăng trưởng, chuột kéo dài thêm đời sống được 30-50 % (Journal of Ethnopharmacology Số 90-2004)

Độc tính và liều lượng:
Tiêu lốt, được dùng làm gia vị và làm thuốc trong dân gian, nên thường được xem là an toàn khi sử dụng với những số lượng vừa đủ. Tuy nhiên, do quả được ghi nhận là có hoạt tính ngừa thai khi thử trên thú vật nên tránh dùng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
Piperine có những hoạt tính tương tác sinh học: can thiệp vào các hoạt động xúc tác sinh hóa của một số men (enzyme) trong cơ thể như ức chế men Arylhydrocarbon hydrolase (AHH) và UDP- glucoryltransferase nơi gan nên có khả năng gây thay đổi sự hấp thu phenytoine và barbiturates trong cơ thể.
Tiêu lốt có thể gây tăng hiệu ứng thuốc và tăng phản ứng phụ khi dùng chung với phenytoin (Dilantin), propranolol (Inderal), theophylline.
Thử nghiệm trên thú vật cho dùng liều (duy nhất) 3g/kg trọng lượng cơ thể và liều 100 mg/kg dùng liên tục trong 90 ngày không gây các phản ứng độc hại (Plants Food and Human Nutrition Số 52-1998).
Liều LD50:
Piperine: 56.2 mg/kg
Piperlongumine: 110 mg/kg
Piperlonguminine: 115 mg/kg
Tiêu lốt trong Dược học dân gian:
Dược học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa:
Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng quả làm vị thuốc dưới tên Tất Bạt. Tên Tất Bạt = Bibo là do người Tàu phiên âm từ tên Ấn Độ của cây:Pippali
Vị thuốc đã được ghi chép lần đầu tiên trong Tân Tu Bản Thảo và sau đó trong các sách thuốc cổ như:
Hải Dược Bản Thảo
Bản Thảo Thập Di
Cảnh Nhạc Toàn Thư
Bản Thảo Cương Mục (Lý Thời Trân)
Tất Bạt được xem là có vị cay, tính nhiệt, quy vào các kinh mạch thuộc Vị và Đại tràng. Tất bạt có các tác dụng:'ôn trung' (làm ấm Trung tiêu), chỉ thống, tán hàn, giáng Khí…, thường dùng để trị các chứng bụng lạnh, đau, nôn, buồn ói, tiêu chảy.
(Tuy Tât bạt được chính thức ghi trong Dược Điển Trung Hoa là quả của Piper longum, nhưng tại Đài Loan quả của Piper kadsura và tại Okinawa quả của P. hancei cũng được dùng để thay thế)
Dược học cổ truyền Việt Nam dùng tiêu lốt để trị đau bụng, 'lạnh' bao tử, nôn-ói ra nươc chua, sôi bụng, tiêu chảy, đau nhức đầu, chảy nước mũi, viêm xoang, đau răng sâu, kinh nguyệt không đều.
Dược học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda):
Tiêu lốt hay Pippalli là một trong những vị thuốc quan trọng của Dược học cổ truyền Ân Độ. Các bộ phận của cây được dùng để trị nhiều chứng bệnh trong dân gian.
Quả, ngoài vai trò gia vị, đưọc xem là có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện vị, giúp bao tử tiêu hóa thực phẩm, bổ gan. Quả dùng chung với mật ong để trị suyễn, ho, đau cổ họng.
Rễ = Pipalli mula, cũng là một vị thuốc kich thích thèm ăn, còn dùng trị đau nhức, gout, sưng xương khớp, giun sán
Toàn cây dùng trị tiêu chảy, các bệnh về lá lách.
Một phương thuốc ayurvedic thông dụng tại Ấn Độ là Trikatu gồm: tiêu lốt, tiêu đen và gừng.



Tiêu lốt dùng làm gia vị:
Về phương diện sử dụng làm gia vị, không có sự phân biệt giữa Tiêu lốt (P. longum) và Tiêu dội (P. retrofractum).
Tiêu lốt được dùng khá thông dụng trong các món ăn Ấn Độ và Bắc Phi. Do sự khác biệt trong thành phần terpene nên tiêu đen không thay thế được tiêu lốt. Hương vị của tiêu lốt được xem là pha trộn giữa cay và ngọt. Tiêu lốt cay hơn tiêu đen nên người 'ít ăn cay' nên thận trọng.
Tại Bắc Phi, nơi các vùng Hồi giáo (Bắc và Đông Phi Châu), Tiêu lốt đã được các nhà buôn Ả Rập đem đến và trở thành một gia vị thông dụng dùng trong nhiều món ăn truyền thống địa phương nhất là Maroc và Ethiopia:
Tại Maroc, tiêu lốt là một trong những gia vị tạo thành hỗn hợp “ras el hanout” dùng trong nhiều món ăn truyền thống.
Tại Ethiopia: tiêu lốt quan trọng hơn, dùng trong các món thịt hầm (wat) như bò hầm (siga wat), gà hầm (doro wat). Tiêu lốt được pha trộn với tiêu đen, đậu khấu, đinh hương và nghệ. Hỗn hợp trộn Berbere của Ethiopia gần tương tự với marsala của Ấn Độ, được dùng để ướp các món ăn từ thịt trừu.
Tài liệu sử dụng:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2 (Viện Dược Liệu)
Flora of China: Piper (Vol 4, pg 10)
Medicinal Plants of China (James Duke)
Medicnal Plants of India (S.K. Jain & Robert DeFilipps)
Major Herb of Ayurveda (Elizabeth Williamson)
Ayurveda Pharmacopoeida of India (Government of India)
Dược Sĩ Trần Việt Hưng

TẤT BÁT (Quả)
Fructus Piperis longi
Tiêu thất, Tiêu lốt, Tiêu lá tim, Tiêu dài



Cụm quả chín hoặc gần chín, phơi khô của cây Tất bát (Piper longum L.), họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Mô tả
Cụm quả hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập hợp thành, dài 1,5 – 3,5 cm, đường kính 0,3 – 0,5 cm, mặt ngòai màu nâu đen hoặc nâu, có nhiều quả nhô lên, sắp xếp đều đặn và xiên chéo. Gốc cụm quả có cuống còn sót lại hoặc vết cuống đã rụng. Chất cứng, giòn, dễ vỡ, mặt vỡ (gãy) không phẳng. Quả mọng nhỏ, hình cầu, đường kính 1 mm. Mùi thơm, vị cay.

Bột
Bột màu nâu xám. Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào đá hình gần tròn, hình trứng dài hoặc hình đa giác, đường kính 25 - 61µm, có khi tới 170 µm, thành tương đối dày, đôi khi có đường sọc kẻ rõ. Túi tiết hình gần tròn, đường kính 25 - 66 µm. Tế bào vỏ hạt màu nâu đỏ, hình đa giác dài, thành có dạng chuỗi hạt. Hạt tinh bột nhỏ, thường tụ tập thành khối.

Định tính
A. Lấy một lượng nhỏ bột dược liệu, cho vào ống nghiệm, thêm 1 giọt acid sulfuric (TT), sẽ hiện ra màu đỏ tươi, dần dần biến thành màu nâu đỏ, sau cùng chuyển thành màu nâu.



B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G60F254
Dung môi khai triển: Benzen – ethyl acetat – aceton (7 : 2 : 1).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 96% (TT), lắc siêu âm trong 30 phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1 g bột Tất bát (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 110 0C cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf  với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm
Không quá 11%.

Tạp chất
Không quá 3%.

Tro toàn phần
Không quá 5,0%.



Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 8,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi. Dùng 4 g dược liệu. cắn thu được đêm sấy ở 100 oC trong 1 giờ.

Chế biến
Thu hoạch khi cụm quả chuyển từ màu xanh lục sang màu đen, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mọt.

Tính vị, qui kinh
Tân, nhiệt. Vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị
Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.

Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 1,5- 3 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Dùng ngoài: Lượng thích hợp, tán bột, cho vào lỗ răng sâu.

Kiêng kỵ
Nếu phế tỳ có thực nhiệt uất hoả và tràng vị táo nhiệt gây đau thì cấm dùng.

02:36 Unknown
TẤT BÁT (Quả)
Fructus Piperis longi
Tiêu thất, Tiêu lốt, Tiêu lá tim, Tiêu dài



Cụm quả chín hoặc gần chín, phơi khô của cây Tất bát (Piper longum L.), họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Mô tả
Cụm quả hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập hợp thành, dài 1,5 – 3,5 cm, đường kính 0,3 – 0,5 cm, mặt ngòai màu nâu đen hoặc nâu, có nhiều quả nhô lên, sắp xếp đều đặn và xiên chéo. Gốc cụm quả có cuống còn sót lại hoặc vết cuống đã rụng. Chất cứng, giòn, dễ vỡ, mặt vỡ (gãy) không phẳng. Quả mọng nhỏ, hình cầu, đường kính 1 mm. Mùi thơm, vị cay.

Bột
Bột màu nâu xám. Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào đá hình gần tròn, hình trứng dài hoặc hình đa giác, đường kính 25 - 61µm, có khi tới 170 µm, thành tương đối dày, đôi khi có đường sọc kẻ rõ. Túi tiết hình gần tròn, đường kính 25 - 66 µm. Tế bào vỏ hạt màu nâu đỏ, hình đa giác dài, thành có dạng chuỗi hạt. Hạt tinh bột nhỏ, thường tụ tập thành khối.

Định tính
A. Lấy một lượng nhỏ bột dược liệu, cho vào ống nghiệm, thêm 1 giọt acid sulfuric (TT), sẽ hiện ra màu đỏ tươi, dần dần biến thành màu nâu đỏ, sau cùng chuyển thành màu nâu.



B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G60F254
Dung môi khai triển: Benzen – ethyl acetat – aceton (7 : 2 : 1).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 96% (TT), lắc siêu âm trong 30 phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1 g bột Tất bát (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 110 0C cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf  với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm
Không quá 11%.

Tạp chất
Không quá 3%.

Tro toàn phần
Không quá 5,0%.



Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 8,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi. Dùng 4 g dược liệu. cắn thu được đêm sấy ở 100 oC trong 1 giờ.

Chế biến
Thu hoạch khi cụm quả chuyển từ màu xanh lục sang màu đen, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mọt.

Tính vị, qui kinh
Tân, nhiệt. Vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị
Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.

Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 1,5- 3 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Dùng ngoài: Lượng thích hợp, tán bột, cho vào lỗ răng sâu.

Kiêng kỵ
Nếu phế tỳ có thực nhiệt uất hoả và tràng vị táo nhiệt gây đau thì cấm dùng.


Tiêu hoa tím là chùm quả dính nhau thành bông

Tiêu lốt, Tiêu hoa tím là chùm quả dính nhau thành bông chưa chín phơi hay sấy khô của cây Tiêu lốt, tên thực vật là Piper longum L thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Tất bạt dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo.

Cây mọc hoang hoặc trồng nhiều ở cả 2 miền Nam Bắc nước ta, được trồng ở Ấn độ, Philippin, Indonexia và Trung quốc tại Quảng đông, Vân nam.

Tính vị qui kinh:
Thuốc vị cay, tính nhiệt, qui kinh Vị, Đại tràng.
Theo các sách cổ:
Sách Hải dược bản thảo: Vị cay ôn.
Sách Bản thảo cương mục: nhập thủ túc dương minh kinh.
Thành phần chủ yếu:
Tất bạt có tinh dầu, thành phần chủ yếu có Pipenne, palmitic acid, tetrahydropiperic, N-Isobutyl-deca-trans-2-trans-4-dienamide, sesamin, trong rễ có pipeartin, piperlogumin.

Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: thuốc có tác dụng ôn trung, chỉ thống. Chủ trị các chứng bụng lạnh đau, nôn, tiêu chảy.

Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản thảo thập di: "ôn trung hạ khí, bổ yêu cước (làm mạnh chân và thắt lưng), sát tinh khí (làm hết mùi tanh), tiêu thực , trừ vị lãnh, âm sán, huyền tích (trị chứng nổi hạch, báng ở bụng)".
Sách Cảnh nhạc toàn thư: " thiện ôn trung hạ khí, trừ vị lãnh, tích âm hàn. Trị hoắc loạn, đau bụng trên, nôn đàm lạnh, ợ chua, chứng tả lî hư hàn bụng sôi. Vị thuốc rất cay, nên cùng dùng với những loại thuốc ngọt ôn để bổ như Sâm, truật, Qui, Địa thì hiệu lực rất tốt. Dùng bột thuốc thổi mũi trị đau nửa đầu do phong, trị răng đau".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng kháng khuẩn: Tinh dầu Tiêu lốt có tác dụng In vitro, ức chế các loại Staphylococcus aureus, Bacillus subtilus, bacillus cereus, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lî.
Dịch Tiêu lốt chích vào màng bụng có tác dụng hạ thân nhiệt chuột.
Piperine có tác dụng chống co giật.

Thuốc có tác dụng giãn mạch ở da, nên lúc uống thuốc có cảm giác nóng toàn thân.
Trên thực nghiệm thuốc có tác dụng chống thiếu máu cơ tim, tăng sức chịu đựng ở trạng thái thiếu dưỡng khí, chống rối loạn nhịp tim (chủ yếu là thành phần tinh dầu).



Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị đau bụng, nôn, tiêu chảy do tỳ vị hàn: cùng dùng với Cao Lương khương. Có thể dùng độc vị bột Tiêu lốt uống với nước cơm hoặc phối hợp với các loại thuốc ôn tỳ vị để dùng.
2.Trị tiêu chảy kéo dài: Tiêu lốt phối hợp với Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Nhục quế trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.
3.Trị đau răng sâu: Tiêu lốt bột xát vào vùng răng đau hoặc dùng với hạt tiêu lượng bằng nhau, gia ít sáp ong viên thành viên nhỏ bằng hạt vừng. Cho vào nơi răng đau 1 - 2 hạt.
4.Trị chảy nước mũi: thuốc tán thành bột mịn thổi vào mũi.
5.Trị thiên đầu thống: Tất bạt tán thành bột mịn. Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nước nóng, đau bên nào thì hít khoảng 0,4g bột vào mũi bên đó.
Liều thường dùng và chú ý:
Liều thường dùng uống trong, cho vào thuốc thang: 1 - 5g, dùng ngoài lượng vừa đủ.
Chú ý: trường hợp âm hư nội nhiệt thận trọng lúc dùng.

02:24 Unknown

Tiêu hoa tím là chùm quả dính nhau thành bông

Tiêu lốt, Tiêu hoa tím là chùm quả dính nhau thành bông chưa chín phơi hay sấy khô của cây Tiêu lốt, tên thực vật là Piper longum L thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Tất bạt dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo.

Cây mọc hoang hoặc trồng nhiều ở cả 2 miền Nam Bắc nước ta, được trồng ở Ấn độ, Philippin, Indonexia và Trung quốc tại Quảng đông, Vân nam.

Tính vị qui kinh:
Thuốc vị cay, tính nhiệt, qui kinh Vị, Đại tràng.
Theo các sách cổ:
Sách Hải dược bản thảo: Vị cay ôn.
Sách Bản thảo cương mục: nhập thủ túc dương minh kinh.
Thành phần chủ yếu:
Tất bạt có tinh dầu, thành phần chủ yếu có Pipenne, palmitic acid, tetrahydropiperic, N-Isobutyl-deca-trans-2-trans-4-dienamide, sesamin, trong rễ có pipeartin, piperlogumin.

Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: thuốc có tác dụng ôn trung, chỉ thống. Chủ trị các chứng bụng lạnh đau, nôn, tiêu chảy.

Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản thảo thập di: "ôn trung hạ khí, bổ yêu cước (làm mạnh chân và thắt lưng), sát tinh khí (làm hết mùi tanh), tiêu thực , trừ vị lãnh, âm sán, huyền tích (trị chứng nổi hạch, báng ở bụng)".
Sách Cảnh nhạc toàn thư: " thiện ôn trung hạ khí, trừ vị lãnh, tích âm hàn. Trị hoắc loạn, đau bụng trên, nôn đàm lạnh, ợ chua, chứng tả lî hư hàn bụng sôi. Vị thuốc rất cay, nên cùng dùng với những loại thuốc ngọt ôn để bổ như Sâm, truật, Qui, Địa thì hiệu lực rất tốt. Dùng bột thuốc thổi mũi trị đau nửa đầu do phong, trị răng đau".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng kháng khuẩn: Tinh dầu Tiêu lốt có tác dụng In vitro, ức chế các loại Staphylococcus aureus, Bacillus subtilus, bacillus cereus, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lî.
Dịch Tiêu lốt chích vào màng bụng có tác dụng hạ thân nhiệt chuột.
Piperine có tác dụng chống co giật.

Thuốc có tác dụng giãn mạch ở da, nên lúc uống thuốc có cảm giác nóng toàn thân.
Trên thực nghiệm thuốc có tác dụng chống thiếu máu cơ tim, tăng sức chịu đựng ở trạng thái thiếu dưỡng khí, chống rối loạn nhịp tim (chủ yếu là thành phần tinh dầu).



Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị đau bụng, nôn, tiêu chảy do tỳ vị hàn: cùng dùng với Cao Lương khương. Có thể dùng độc vị bột Tiêu lốt uống với nước cơm hoặc phối hợp với các loại thuốc ôn tỳ vị để dùng.
2.Trị tiêu chảy kéo dài: Tiêu lốt phối hợp với Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Nhục quế trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.
3.Trị đau răng sâu: Tiêu lốt bột xát vào vùng răng đau hoặc dùng với hạt tiêu lượng bằng nhau, gia ít sáp ong viên thành viên nhỏ bằng hạt vừng. Cho vào nơi răng đau 1 - 2 hạt.
4.Trị chảy nước mũi: thuốc tán thành bột mịn thổi vào mũi.
5.Trị thiên đầu thống: Tất bạt tán thành bột mịn. Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nước nóng, đau bên nào thì hít khoảng 0,4g bột vào mũi bên đó.
Liều thường dùng và chú ý:
Liều thường dùng uống trong, cho vào thuốc thang: 1 - 5g, dùng ngoài lượng vừa đủ.
Chú ý: trường hợp âm hư nội nhiệt thận trọng lúc dùng.

Tiêu lốp còn gọi Hạt tiêu dài
Tiêu lốp còn gọi Hạt tiêu dài
Tiêu lốp còn gọi Hạt tiêu dài


Thành phần hóa học: Quả chứa Piperine, acid palmitic, acid tetrahydropiperic, l-undecylenyl - 3, 4-methylenedioxy-benzene, piperidine. N-Isobutyledeca-trans-2-trans-4-di-enamide, sesamin. Rễ chứa piperine, piplartine và piperlonguninine.

Công dụng: 
Theo các nghiên cứu của Y khoa truyền thống Ấn độ, hạt tiêu dài pippali:
• Là một trong trong những thảo dược mạnh mẽ nhất, được đưa vào các công thức thảo dược để tăng cường tuổi thọ.
• Được coi là chủ chốt cho quá trình thanh lọc trong cơ thể, vì nó làm sạch các cholesterol vận chuyển chất dinh dưỡng và giúp loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
• Giúp tăng cường tiêu hóa, hấp thụ và trao đổi chất của thực phẩm; giúp làm dịu các dây thần kinh để ngủ ngon giấc ban đêm.
• Được sử dụng trong việc điều trị bệnh lỵ mãn tính và sán lãi.
• Việc ăn hạt tiêu dài thường xuyên, giúp thuyên giảm ho và viêm họng, viêm cuống phổi, suyễn.
• Chữa nấc cục, và cải thiện tình trạng mất ngủ ban đêm.
• Được sử dụng để điều trị sốt bất thường, rối loạn tiêu hóa, trĩ và thiếu máu.
• Tăng cường lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch.
• Trị buồn nôn và đả thông các tắc nghẽn.
• Cải thiện sức khỏe phổi. Giúp giải độc phổi, thận và làm sạch các tuyến bạch huyết.
• Tăng cường khẩu vị và tiêu hóa, giúp chữa đau dạ dầy, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, dịch tả.
• Dùng trong điều trị nhức đầu, nhức răng, thiếu vitamin B1, hôn mê, động kinh, nóng sốt, đột qụy, phong cùi, mệt mỏi quá độ, sưng lá lách, nhức mỏi cơ bắp, sổ mũi, tê bại, vảy nến, rắn cắn, uốn ván, tình trạng cơ thể thiếu nước, bệnh lao, và bướu.
• Nhiều phụ nữ ăn tiêu trong khi sinh nở và sau khi sinh con 3-6 tuần lúc tử cung chuyển lại kích thước bình thường.
• Phụ nữ cũng dùng hạt tiêu dài để kích thích kinh nguyệt ra đều, để điều trị đau bụng kinh nguyệt, vô sinh, và lãnh cảm.

Tiêu lốp dể trồng nhanh lớn
Tiêu lốp dể trồng nhanh lớn

Hạt tiêu dài hoạt động như thế nào? Hạt tiêu dài Ấn Độ có chứa một chất hóa học được gọi là piperine. Piperine có khả năng chống lại một số ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người. Nó cũng dường như thay đổi niêm mạc của ruột. Sự thay đổi này cho phép một số loại thuốc và các chất khác khi uống vào được cơ thể hấp thụ.
- Chúng ta có thể dùng hạt tiêu dài thay thế cho hạt tiêu đen như gia vị trong chế biến thức ăn.
- Khi nấu trà lá neem cho thêm vài hạt tiêu dài (tối đa 10 hạt một ngày), không những được thêm lợi ích của hạt tiêu dài, mà hạt tiêu còn giúp tăng hiệu qủa của lá neem lên gấp nhiều lần.

01:52 Unknown
Tiêu lốp còn gọi Hạt tiêu dài
Tiêu lốp còn gọi Hạt tiêu dài
Tiêu lốp còn gọi Hạt tiêu dài


Thành phần hóa học: Quả chứa Piperine, acid palmitic, acid tetrahydropiperic, l-undecylenyl - 3, 4-methylenedioxy-benzene, piperidine. N-Isobutyledeca-trans-2-trans-4-di-enamide, sesamin. Rễ chứa piperine, piplartine và piperlonguninine.

Công dụng: 
Theo các nghiên cứu của Y khoa truyền thống Ấn độ, hạt tiêu dài pippali:
• Là một trong trong những thảo dược mạnh mẽ nhất, được đưa vào các công thức thảo dược để tăng cường tuổi thọ.
• Được coi là chủ chốt cho quá trình thanh lọc trong cơ thể, vì nó làm sạch các cholesterol vận chuyển chất dinh dưỡng và giúp loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
• Giúp tăng cường tiêu hóa, hấp thụ và trao đổi chất của thực phẩm; giúp làm dịu các dây thần kinh để ngủ ngon giấc ban đêm.
• Được sử dụng trong việc điều trị bệnh lỵ mãn tính và sán lãi.
• Việc ăn hạt tiêu dài thường xuyên, giúp thuyên giảm ho và viêm họng, viêm cuống phổi, suyễn.
• Chữa nấc cục, và cải thiện tình trạng mất ngủ ban đêm.
• Được sử dụng để điều trị sốt bất thường, rối loạn tiêu hóa, trĩ và thiếu máu.
• Tăng cường lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch.
• Trị buồn nôn và đả thông các tắc nghẽn.
• Cải thiện sức khỏe phổi. Giúp giải độc phổi, thận và làm sạch các tuyến bạch huyết.
• Tăng cường khẩu vị và tiêu hóa, giúp chữa đau dạ dầy, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, dịch tả.
• Dùng trong điều trị nhức đầu, nhức răng, thiếu vitamin B1, hôn mê, động kinh, nóng sốt, đột qụy, phong cùi, mệt mỏi quá độ, sưng lá lách, nhức mỏi cơ bắp, sổ mũi, tê bại, vảy nến, rắn cắn, uốn ván, tình trạng cơ thể thiếu nước, bệnh lao, và bướu.
• Nhiều phụ nữ ăn tiêu trong khi sinh nở và sau khi sinh con 3-6 tuần lúc tử cung chuyển lại kích thước bình thường.
• Phụ nữ cũng dùng hạt tiêu dài để kích thích kinh nguyệt ra đều, để điều trị đau bụng kinh nguyệt, vô sinh, và lãnh cảm.

Tiêu lốp dể trồng nhanh lớn
Tiêu lốp dể trồng nhanh lớn

Hạt tiêu dài hoạt động như thế nào? Hạt tiêu dài Ấn Độ có chứa một chất hóa học được gọi là piperine. Piperine có khả năng chống lại một số ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người. Nó cũng dường như thay đổi niêm mạc của ruột. Sự thay đổi này cho phép một số loại thuốc và các chất khác khi uống vào được cơ thể hấp thụ.
- Chúng ta có thể dùng hạt tiêu dài thay thế cho hạt tiêu đen như gia vị trong chế biến thức ăn.
- Khi nấu trà lá neem cho thêm vài hạt tiêu dài (tối đa 10 hạt một ngày), không những được thêm lợi ích của hạt tiêu dài, mà hạt tiêu còn giúp tăng hiệu qủa của lá neem lên gấp nhiều lần.


Tiêu lốt, Tất bạt - Piper longum L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.

Mô tả: Cây thảo bò ở phần gốc. Cành mang hoa đứng thẳng, không lông. Lá có cuống ngắn, phiến hình trứng thuôn, nhọn ở đỉnh, hình tim ở gốc; cuống lá hơi phủ lông, có bẹ ở gốc. Hoa đơn tính, mọc thành bông; bông đực có trục nhẵn, lá bắc tròn; nhị 2, chỉ nhị rất ngắn; bông cái ngắn hơn có lá bắc tròn, cuống ngắn. Quả mọng.



Bộ phận dùng: Quả - Fructus Piperis Longi, thường gọi là Tất bạt

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc hoang và cũng được trồng ở vườn và hàng rào khắp nước ta. Thu hái bông quả chín vào tháng 9-10, lúc những quả phía dưới trở thành màu đen, đem phơi khô.

Thành phần hóa học: Quả chứa Piperine, acid palmitic, acid tetrahydropiperic, l-undecylenyl - 3, 4-methylenedioxy-benzene, piperidine. N-Isobutyledeca-trans-2-trans-4-di-enamide, sesamin. Rễ chứa piperine, piplartine và piperlonguninine.

Tính vị, tác dụng: Bông quả có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, kiện vị. Rễ có vị cay, tính ấm, không độc; có tác dụng gần như bông quả, lại trừ được huyết khí.



Công dụng, chỉ định và phối hợp: Bông quả được dùng trị bụng dạ lạnh gây nôn thổ, đau bụng ỉa chảy, lỵ, âm sản đau đầu, đau lỗ mũi và hốc mũi; tim quặn đau; đau răng, động kinh. Rễ được dùng trị ăn uống không tiêu, màng tim trướng và ở Ấn Độ, người ta dùng cho phụ nữ không có con uống để làm nóng tử cung. Nước sắc rễ cũng được dùng trị viêm khí quản mạn tính, ho và cảm lạnh.

01:15 Unknown

Tiêu lốt, Tất bạt - Piper longum L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.

Mô tả: Cây thảo bò ở phần gốc. Cành mang hoa đứng thẳng, không lông. Lá có cuống ngắn, phiến hình trứng thuôn, nhọn ở đỉnh, hình tim ở gốc; cuống lá hơi phủ lông, có bẹ ở gốc. Hoa đơn tính, mọc thành bông; bông đực có trục nhẵn, lá bắc tròn; nhị 2, chỉ nhị rất ngắn; bông cái ngắn hơn có lá bắc tròn, cuống ngắn. Quả mọng.



Bộ phận dùng: Quả - Fructus Piperis Longi, thường gọi là Tất bạt

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc hoang và cũng được trồng ở vườn và hàng rào khắp nước ta. Thu hái bông quả chín vào tháng 9-10, lúc những quả phía dưới trở thành màu đen, đem phơi khô.

Thành phần hóa học: Quả chứa Piperine, acid palmitic, acid tetrahydropiperic, l-undecylenyl - 3, 4-methylenedioxy-benzene, piperidine. N-Isobutyledeca-trans-2-trans-4-di-enamide, sesamin. Rễ chứa piperine, piplartine và piperlonguninine.

Tính vị, tác dụng: Bông quả có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, kiện vị. Rễ có vị cay, tính ấm, không độc; có tác dụng gần như bông quả, lại trừ được huyết khí.



Công dụng, chỉ định và phối hợp: Bông quả được dùng trị bụng dạ lạnh gây nôn thổ, đau bụng ỉa chảy, lỵ, âm sản đau đầu, đau lỗ mũi và hốc mũi; tim quặn đau; đau răng, động kinh. Rễ được dùng trị ăn uống không tiêu, màng tim trướng và ở Ấn Độ, người ta dùng cho phụ nữ không có con uống để làm nóng tử cung. Nước sắc rễ cũng được dùng trị viêm khí quản mạn tính, ho và cảm lạnh.

Tiêu lốt (Long pepper) có lẽ đã đến Âu Châu trước tiêu đen (Black pepper) từ lâu.Tiêu lốt được đánh giá cao trong thời đế quốc La Mã và được định giá cao gấp ba lần hơn tiêu đen và vị của tiêu lốt, vừa cay vừa ngọt, rất thích hợp với các món ăn và khẩu vị La Mã. Ngày nay, tiêu lốt rất ít được biết đến và trở thành ít thông dụng, khó tìm tại Âu và Mỹ Châu.

Tiêu lốt dùng để làm gia vị và làm thuốc
Tiêu lốt dùng để làm gia vị và làm thuốc


Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp trong khoảng thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và Hippocrates có lẽ là người đầu tiên đã ghi chép trong sách, xem Tiêu lốt như một vị thuốc hơn là một gia vị. Đối với người Hy Lạp, La Mã và Âu Châu (cho đến khi tìm ra Tân Thế Giới), tiêu lốt là một gia vị quan trọng và thông dụng, không phân biệt rõ ràng với tiêu đen. Theophrastus là người đầu tiên đã phân biệt hai cây tiêu lốt và tiêu đen. Pliny đã nhầm lẫn khi cho rằng các hạt tiêu lốt và tiêu đen đều do từ một cây 'piper'. Hạt tiêu đen bắt đầu 'cạnh tranh' với tiêu lốt, tại Âu Châu, từ thế kỷ 12 và sau đó chiếm hẳn thị trường từ thế kỷ 14.

Trái tiêu lốt ăn rất thơm
Trái tiêu lốt ăn rất thơm 


Tên khoa học và các tên khác:
Piper longum thuộc họ thực vật Piperaceae
Tên đồng nghĩa: Chavica roxburghii
Các tên khác tại Việt Nam: Tiêu dài, tiêu thất, tiêu lá tim.
Tên Anh-Mỹ: Long pepper, Indian long pepper; Pháp: Poivre long; Ý: Pepe lungo, pepe di Marisa; Đức: Langer pfeffer;
Philippines: Litlit; Thái: Dipli; Khmer: Morech ansai; Lào: Sala-pi; Nhật: Indonaga koshô; Đại Hàn: Pil-bal; Ấn Độ: Pipal, pipalli (Hindi); Magadhi (Phạn); Jatya (Bengal; Hán-Việt: Tất Bạt (bi-ba); Trường tiêu (Chang jiao)

Vấn đề định danh:
Như đã trình bày trong bài Lá lốt, chúng tôi xin dùng tên Tất Bạt để gọi tiêu lốt. Đa số các tài liệu về Dược học cổ truyền Việt Nam cũng dùng Tất bạt để gọi Piper longum. Dược điển Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ghi “Piper longum = Bi-ba”.
Về phương diện thực vật, tên Long pepper cũng gây một số vấn đề cần chú ý:
Một số tài liệu như 'Philippines Medicinal Plants' gọi chung Piper longum và Piper refractorum là Long pepper, xem như tên đồng nghĩa của một cây duy nhất.
Flora of China (Vol 4, trang 110) chia thành 2 cây khác biệt với những đặc điểm thực vật khác nhau.
Sách tra cứu cây cỏ VN (Võ văn Chi) trang 417 ghi Piper longum= Tiêu dài và Piper retrofractum= P. officinalis = Tiêu dôi, Trầu cảnh.

Đặc tính thực vật:
Cây thuộc loại thân thảo, phần gốc mọc bò. Thân cành mang hoa, không lông, đứng thẳng, có thể cao 2-4 m. Lá mọc so le, có cuống ngắn; Phiến lá hình trứng, thuôn, dài khoảng 6-7.5 cm, rộng 3-5 cm: gốc hình quả tim, hơi lệch một bên; đầu lá nhọn; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ. Lá có 5-7 gân.
Cụm hoa mọc thành bông. Hoa đơn tính: Hoa đực dài khoảng 3.5 cm, có trục nhẵn, lá bắc tròn; hoa đực có 2 nhị. Hoa cái ngắn hơn, khoảng 1.5 cm, có cuống ngắn.
Cụm quả hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập họp tạo thành, dài 1.5-3.5 cm, đường kinh 0.3-0.5 cm, mặt ngoài màu đen hay nâu. Gốc cụm quả có cuống còn sót lại hay vết của cuống đã rụng. Quả mọng nhỏ, hình cầu. Hạt tròn hay gần như tròn cỡ 2-2.5 mm
Tiêu lốt là cây thuộc vùng nhiệt đới Á châu: phân bố tự nhiên tại Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nam Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây), Đông Nam Á (Việt-Miên-Lào), Thái, Mã Lai, Singapore, Phi. 
Tại Việt Nam, cây tương đối phổ biến ở các tỉnh vùng cao nguyên trên toàn quốc.

Thành phần hóa học:
Quả chứa:
Nhiều alkaloids loại piperidine, cùng các chất chuyển hóa gồm: piperine (quan trọng nhất, chiếm 4-5 %), methyl piperine, pipernonal ine, piperettine, asarinine, pellitorine, piperundecalidine, piperlongumine, piperlonguminine, retrofractamide A, pergumidiene, brachystamide A và B, brachystine, pipercide, piperderidine, longamide.
Ligans: Sesamin, pulviatilol, fargesin cùng một số hợp chất phức tạp khác.
Esters như Tridecyl-dihydro-p-coumarate, eicosanyl-(E)-p-coumarate và Z-12-octadecenoic-glycerol-monoester
Tinh dầu: Tinh dầu trong quả là một hỗn hợp phức tạp , trong đó ba chất chính (không kể piperine) là caryophyllene và pentadecane (mỗi chất chiếm khoảng 17.8 %), và bisaboline (11 %). Ngoài ra còn có thujine, terpinoline, zingi berine, p-cymene, p-methoxyacetophenone và dihydro car veol, những monocyclic sesquiterpenes.
Nhựa (Resins)
Sterols: dihydrostigmasterol, piplasterol
Rễ chứa:
Các alkaloids như piperine, piperlongumine, tetrahydropipe rlongumine, trimethoxy cinnamyol-piperidine và piperlongu minine.
Hạt chứa: sylvatin, sesamin và diaeudesmin.

Xuất khẩu tiêu lốt đi hàn quốc
Tiêu lốt nhiều công dụng


Các nghiên cứu về dược tính:
Tiêu lốt được nghiên cứu rất nhiều: PubMed liệt kê đến trên 5100 kết quả
Hoạt tính kích ứng Hệ Miễn Nhiễm:
Các thử nghiệm trên chuột, dùng các test như đo phản ứng ngưng tụ máu (haemagglutination), chỉ số chuyển dịch đại thực bào (macrophage migration), chỉ số thực bào ghi nhận Piper longum có những hoạt tính kích khởi hoạt động của hệ miễn nhiễm cả hai cách: chuyên biệt và không chuyên biệt. Hoạt tính rõ rệt ở các liều thấp (225 mg/kg), và hầu như giảm bớt khi dùng những liều cao hơn (Phytotherapy Research Số 13-1999). 
Hoạt tính kích thích Hệ Thần Kinh trung ương:
Piperine có hoạt tính kích thích thần kinh trung ương khi thử trên ếch, chuột nhắt và chó, đồng thời gia tăng tính gây ngủ nơi chuột. Piperine đối nghịch lại với hoạt tính ức chế hô hấp tạo ra bởi morphine hay pentobarbitone khi thử trên chó bị gây mê (Journal of Research into Indian Medicine Số 8-1973). Dịch chiết từ quả bằng petroleum ether cũng đối kháng tác động ức chế hô hấp của morphine trên chuột(Indian Journal of Pharmacology Số 13-1981). Một nghiên cứu so sánh giữa piperine và nalorphine về hoạt tính đối kháng ức chế hô hấp và hoạt tính giảm đau của morphine ghi nhận cả hai (piperine và nalorphine) đều làm đảo ngược sự ức chế hô hấp, nhưng piperine không gây đảo ngược được sự giảm đau như nalorphine (Indian Drugs Số 21-1984).

Khả năng trị suyễn:
Dịch chiết từ quả có hoạt tính bảo vệ cơ thể chống lại các phản ứng loại dị ứng khi thử trên chuột và bảo vệ chuột bọ chống lại sự co thắt khí quản gây ra bởi các sinh kháng thể (Indian Journal of Pharmacology Số1-1969)

Hoạt tính bảo vệ gan:
Piperine có hoạt tính bảo vệ gan rõ rệt, chống lại tác hại gây ra cho gan bởi tertiary buryl hydroperoxide và carbon tetrachloride trong các thử nghiệm in vivo và in vitro, do khả năng làm giảm các phản ứng lipid per-oxyhóa (Planta Medica Số 59-1993). Dịch chiết từ quả, khi dược thử nghiệm (trên thú loải gậm nhấm) về khả năng bảo vệ gan chống lại các loại tác hại gây ra cho gan bởi CCl4 (hư gan cấp tính, kinh niên, hư gan có thể và không thể đảo nghịch), dùng các chỉ số sinh học như sinh thiết mô gan, chỉ số sinh hóa cho thấy dịch chiết giúp cải thiện được tiến trình tái tạo tế bào gan, giới hạn sự sơ gan nhưng không bảo vệ được những hư hại tế bào do hư gan cấp tính (Indian Drugs Số 21-1984)
Khả năng làm hạ cholesterol và triglycerides trong máu:
Methylpiperine có tác dụng làm hạ cholesterol tổng cộng trong máu chuột thử nghiệm cho ăn một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol. Phần không bị savon hóa trong tinh dầu tiêu lốt cũng làm hạ cholesterol tổng cộng và cholesterol trong gan khi thử trên chuột bị gây cao cholesterol (Trung Dược tạp chí, các số 23-1992 và 24/1993): Piperine, piperlonguminine và pipernonaline, trích từ quả tiêu lốt bằng ethanol có hoạt tính làm hạ cholesterol và mỡ trong máu có thể so sánh với simvastatin (Phytotherapy Research Số 23-2009)

Hoạt tính chống sưng và làm giảm đau:
Nước sắc từ quả có hoạt tính chống sưng khi thử trên chuột bị gây sưng phù chân bằng carageenan (Indian Bületin of Medical and Ethnobotanical Research Số 2-1980)
Nước sắc từ rễ thử trên chuột cho thấy có hoạt tính giảm đau rõ rệt. Chuột được thử bằng các test quậy đuôi và co giật thân sau khi bị chích bằng acetic acid. Pentazocin và Ibuprofen được dùng làm thuốc đối chứng. Kết quả ghi nhận: Dịch chiết ở các liều 400 và 800 ng/kg có hoạt tính chống đau tựa như NSAID (như ibuprofen): Dịch chiết (liều 800 mg/kg) và ibuprofen (40 mg/kg) bảo vệ được chuột không bị co giật thân vơi tỷ lệ 50%, nhưng trong test quậy đuôi do kích ứng nhiệt, dịch chiết (ở mọi liều lượng) hầu như không tác dụng (chỉ đạt độ bảo vệ 6%, trong khi pentazocin bảo vệ đến 100 %) (Indian Journal of Experimental Biology Số 41-2003)

Khả năng diệt vi khuẩn và ký sinh trùng:
Tinh dầu tiêu lốt có khả năng diệt khuẩn khi thử trên nhiều vi trùng. Dịch chiết bằng thanol 50 % từ quả lại hầu như không có hoạt tính. Piperlonguminine có hoạt tính mạnh trên Bacillus subtilis trong khi đó Piperine lại ưc chế mạnh sự tăng trưởng của Staphylococcus aureus (Pharmaceutical Biology Số 39-2001)
Quả có hoạt tính diệt được ký sinh trùng Entamoeba histolytica (gây kiết lỵ). Dịch chiết bằng methanol và piperine đều có hoạt tính giúp cải thiện (90% và 40%) tình trạng bệnh của chuột bị nhiễm amib nơi ruột cùng. Chuột bị gây nhiễm amib bằng cách chích trực tiếp bào tử ký sinh trùng vào ruột cùng, sau đó được điều trị bằng dịch chiết trong 5 ngày liên tiếp, metronidazole được dùng làm thuốc đối chứng. Các liều 1000 mg/kg /ngày hữu hiệu đến 100 %, 500 mg/kg/ngày hữu hiệu 93 % và 250 mg/kg/ngày: 46 %, trong khi đó liều metronidazole 25 mg/kg/ngày đạt kết quả 100 % và 62.5 mg/kg/ ngày: 60 % (Journal of Ethnopharmacology Số 91/2004)
Nước chiết từ quả (dùng nồng độ 250 microgram/mL) và dịch chiết bằng ethanol (125mcg/mL) có khả năng diệt ký sinh trùng Giardia lamblia (gây bệnh nơi phụ nữ) đến 100 %(Phytotherapy Research Số 13-1999) 
Piperine có hoạt tính diệt các vi khuẩn E. coli (125 mcg/mL), Staphylococcus aureus (14 mcg/mL), Salmonella typhii (180 mcg/mL), Enterococcus foecalis (15 mcg/mL), Pseudomonas aeruginosa (52 mcg/mL và trên các vi khuẩn Mycobacterium (gây bệnh lao) đã kháng nhiều thuốc (Multi-Drugs Resistant Mycobacterium) như M. smegmatis (3mg/mL), M. tuberculosis (39 mcg/mL) (International Journal of Phytomedicine Số 3-2011)



Các hoạt tính khác:
Piperine có tác dụng chống trầm cảm do ức chế hoạt động của men MonoAmineOxydase (MAO) (Chemical and Phar maceutical Bulletin Số 53-2005)
- Piperine có khả năng gây tăng nhiệt trong cơ thể, làm tăng hiệu ứng sinh-khả dụng (bioavailability) của beta-carotene, curcumin, selenium, pyridoxine…; có thể dùng làm một 'chất hỗ trợ' chức năng cho hoạt động của não bộ (Food and Chemical Toxicology Số 46-2008)
- Dịch chiết từ quả bằng alcohol và piperine có hoạt tính diệt một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm: Dịch chiết bằng acohol có tác dụng diệt bào 100 % khi dùng ở nồng độ 500 mcg/ml đối với tế bào ung thư loại Dalton lymphoma ascite (DLA) và ở nồng độ 250 mcg/ml đối với tế bào ung thư loại Erhlich ascite carcinoma (EAC), trong khi đó Piperine diệt bào DLA và EAC ở cùng nồng độ 250 mcg/ml. Cả 2 chất đều có hoạt tính khi thử nghiệm trên môi trường cấy tế bào ung thư loại L 929 (ở nồng độ 100 và 50 mcg/ml). Khi cho chuột đã bị gây ung thư DLA và EAC dùng dịch chiết với liều 10mg/ ngày hoặc piperine (1.14 mg/ngày), bướu ung thư ngưng tăng trưởng, chuột kéo dài thêm đời sống được 30-50 % (Journal of Ethnopharmacology Số 90-2004)

Tiêu lốt được dùng làm gia vị và làm thuốc trong dân gian
Tiêu lốt được dùng làm gia vị và làm thuốc trong dân gian


Độc tính và liều lượng:
Tiêu lốt, được dùng làm gia vị và làm thuốc trong dân gian, nên thường được xem là an toàn khi sử dụng với những số lượng vừa đủ. Tuy nhiên, do quả được ghi nhận là có hoạt tính ngừa thai khi thử trên thú vật nên tránh dùng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
Piperine có những hoạt tính tương tác sinh học: can thiệp vào các hoạt động xúc tác sinh hóa của một số men (enzyme) trong cơ thể như ức chế men Arylhydrocarbon hydrolase (AHH) và UDP- glucoryltransferase nơi gan nên có khả năng gây thay đổi sự hấp thu phenytoine và barbiturates trong cơ thể.
Tiêu lốt có thể gây tăng hiệu ứng thuốc và tăng phản ứng phụ khi dùng chung với phenytoin (Dilantin), propranolol (Inderal), theophylline.
Thử nghiệm trên thú vật cho dùng liều (duy nhất) 3g/kg trọng lượng cơ thể và liều 100 mg/kg dùng liên tục trong 90 ngày không gây các phản ứng độc hại (Plants Food and Human Nutrition Số 52-1998).

Liều LD50:
Piperine: 56.2 mg/kg
Piperlongumine: 110 mg/kg
Piperlonguminine: 115 mg/kg

Tiêu lốt trong Dược học dân gian:
Dược học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa:
Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng quả làm vị thuốc dưới tên Tất Bạt. Tên Tất Bạt = Bibo là do người Tàu phiên âm từ tên Ấn Độ của cây:Pippali
Vị thuốc đã được ghi chép lần đầu tiên trong Tân Tu Bản Thảo và sau đó trong các sách thuốc cổ như:
Hải Dược Bản Thảo
Bản Thảo Thập Di
Cảnh Nhạc Toàn Thư
Bản Thảo Cương Mục (Lý Thời Trân)

Tất Bạt được xem là có vị cay, tính nhiệt, quy vào các kinh mạch thuộc Vị và Đại tràng. Tất bạt có các tác dụng:'ôn trung' (làm ấm Trung tiêu), chỉ thống, tán hàn, giáng Khí…, thường dùng để trị các chứng bụng lạnh, đau, nôn, buồn ói, tiêu chảy.
(Tuy Tât bạt được chính thức ghi trong Dược Điển Trung Hoa là quả của Piper longum, nhưng tại Đài Loan quả của Piper kadsura và tại Okinawa quả của P. hancei cũng được dùng để thay thế) 
Dược học cổ truyền Việt Nam dùng tiêu lốt để trị đau bụng, 'lạnh' bao tử, nôn-ói ra nươc chua, sôi bụng, tiêu chảy, đau nhức đầu, chảy nước mũi, viêm xoang, đau răng sâu, kinh nguyệt không đều.

Dược học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda):
Tiêu lốt hay Pippalli là một trong những vị thuốc quan trọng của Dược học cổ truyền Ân Độ. Các bộ phận của cây được dùng để trị nhiều chứng bệnh trong dân gian.
Quả, ngoài vai trò gia vị, đưọc xem là có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện vị, giúp bao tử tiêu hóa thực phẩm, bổ gan. Quả dùng chung với mật ong để trị suyễn, ho, đau cổ họng.
Rễ = Pipalli mula, cũng là một vị thuốc kich thích thèm ăn, còn dùng trị đau nhức, gout, sưng xương khớp, giun sán
Toàn cây dùng trị tiêu chảy, các bệnh về lá lách.
Một phương thuốc ayurvedic thông dụng tại Ấn Độ là Trikatu gồm: tiêu lốt, tiêu đen và gừng.

Tiêu lốt dùng làm gia vị:
Về phương diện sử dụng làm gia vị, không có sự phân biệt giữa Tiêu lốt (P. longum) và Tiêu dội (P. retrofractum).
Tiêu lốt được dùng khá thông dụng trong các món ăn Ấn Độ và Bắc Phi. Do sự khác biệt trong thành phần terpene nên tiêu đen không thay thế được tiêu lốt. Hương vị của tiêu lốt được xem là pha trộn giữa cay và ngọt. Tiêu lốt cay hơn tiêu đen nên người 'ít ăn cay' nên thận trọng.
Tại Bắc Phi, nơi các vùng Hồi giáo (Bắc và Đông Phi Châu), Tiêu lốt đã được các nhà buôn Ả Rập đem đến và trở thành một gia vị thông dụng dùng trong nhiều món ăn truyền thống địa phương nhất là Maroc và Ethiopia:
Tại Maroc, tiêu lốt là một trong những gia vị tạo thành hỗn hợp “ras el hanout” dùng trong nhiều món ăn truyền thống.
Tại Ethiopia: tiêu lốt quan trọng hơn, dùng trong các món thịt hầm (wat) như bò hầm (siga wat), gà hầm (doro wat). Tiêu lốt được pha trộn với tiêu đen, đậu khấu, đinh hương và nghệ. Hỗn hợp trộn Berbere của Ethiopia gần tương tự với marsala của Ấn Độ, được dùng để ướp các món ăn từ thịt trừu.

Tài liệu sử dụng:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2 (Viện Dược Liệu)
Flora of China: Piper (Vol 4, pg 10)
Medicinal Plants of China (James Duke)
Medicnal Plants of India (S.K. Jain & Robert DeFilipps)
Major Herb of Ayurveda (Elizabeth Williamson)
Ayurveda Pharmacopoeida of India (Government of India)


00:06 Unknown

Tiêu lốt (Long pepper) có lẽ đã đến Âu Châu trước tiêu đen (Black pepper) từ lâu.Tiêu lốt được đánh giá cao trong thời đế quốc La Mã và được định giá cao gấp ba lần hơn tiêu đen và vị của tiêu lốt, vừa cay vừa ngọt, rất thích hợp với các món ăn và khẩu vị La Mã. Ngày nay, tiêu lốt rất ít được biết đến và trở thành ít thông dụng, khó tìm tại Âu và Mỹ Châu.

Tiêu lốt dùng để làm gia vị và làm thuốc
Tiêu lốt dùng để làm gia vị và làm thuốc


Tiêu lốt được đưa đến Hy Lạp trong khoảng thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và Hippocrates có lẽ là người đầu tiên đã ghi chép trong sách, xem Tiêu lốt như một vị thuốc hơn là một gia vị. Đối với người Hy Lạp, La Mã và Âu Châu (cho đến khi tìm ra Tân Thế Giới), tiêu lốt là một gia vị quan trọng và thông dụng, không phân biệt rõ ràng với tiêu đen. Theophrastus là người đầu tiên đã phân biệt hai cây tiêu lốt và tiêu đen. Pliny đã nhầm lẫn khi cho rằng các hạt tiêu lốt và tiêu đen đều do từ một cây 'piper'. Hạt tiêu đen bắt đầu 'cạnh tranh' với tiêu lốt, tại Âu Châu, từ thế kỷ 12 và sau đó chiếm hẳn thị trường từ thế kỷ 14.

Trái tiêu lốt ăn rất thơm
Trái tiêu lốt ăn rất thơm 


Tên khoa học và các tên khác:
Piper longum thuộc họ thực vật Piperaceae
Tên đồng nghĩa: Chavica roxburghii
Các tên khác tại Việt Nam: Tiêu dài, tiêu thất, tiêu lá tim.
Tên Anh-Mỹ: Long pepper, Indian long pepper; Pháp: Poivre long; Ý: Pepe lungo, pepe di Marisa; Đức: Langer pfeffer;
Philippines: Litlit; Thái: Dipli; Khmer: Morech ansai; Lào: Sala-pi; Nhật: Indonaga koshô; Đại Hàn: Pil-bal; Ấn Độ: Pipal, pipalli (Hindi); Magadhi (Phạn); Jatya (Bengal; Hán-Việt: Tất Bạt (bi-ba); Trường tiêu (Chang jiao)

Vấn đề định danh:
Như đã trình bày trong bài Lá lốt, chúng tôi xin dùng tên Tất Bạt để gọi tiêu lốt. Đa số các tài liệu về Dược học cổ truyền Việt Nam cũng dùng Tất bạt để gọi Piper longum. Dược điển Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ghi “Piper longum = Bi-ba”.
Về phương diện thực vật, tên Long pepper cũng gây một số vấn đề cần chú ý:
Một số tài liệu như 'Philippines Medicinal Plants' gọi chung Piper longum và Piper refractorum là Long pepper, xem như tên đồng nghĩa của một cây duy nhất.
Flora of China (Vol 4, trang 110) chia thành 2 cây khác biệt với những đặc điểm thực vật khác nhau.
Sách tra cứu cây cỏ VN (Võ văn Chi) trang 417 ghi Piper longum= Tiêu dài và Piper retrofractum= P. officinalis = Tiêu dôi, Trầu cảnh.

Đặc tính thực vật:
Cây thuộc loại thân thảo, phần gốc mọc bò. Thân cành mang hoa, không lông, đứng thẳng, có thể cao 2-4 m. Lá mọc so le, có cuống ngắn; Phiến lá hình trứng, thuôn, dài khoảng 6-7.5 cm, rộng 3-5 cm: gốc hình quả tim, hơi lệch một bên; đầu lá nhọn; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ. Lá có 5-7 gân.
Cụm hoa mọc thành bông. Hoa đơn tính: Hoa đực dài khoảng 3.5 cm, có trục nhẵn, lá bắc tròn; hoa đực có 2 nhị. Hoa cái ngắn hơn, khoảng 1.5 cm, có cuống ngắn.
Cụm quả hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập họp tạo thành, dài 1.5-3.5 cm, đường kinh 0.3-0.5 cm, mặt ngoài màu đen hay nâu. Gốc cụm quả có cuống còn sót lại hay vết của cuống đã rụng. Quả mọng nhỏ, hình cầu. Hạt tròn hay gần như tròn cỡ 2-2.5 mm
Tiêu lốt là cây thuộc vùng nhiệt đới Á châu: phân bố tự nhiên tại Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nam Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây), Đông Nam Á (Việt-Miên-Lào), Thái, Mã Lai, Singapore, Phi. 
Tại Việt Nam, cây tương đối phổ biến ở các tỉnh vùng cao nguyên trên toàn quốc.

Thành phần hóa học:
Quả chứa:
Nhiều alkaloids loại piperidine, cùng các chất chuyển hóa gồm: piperine (quan trọng nhất, chiếm 4-5 %), methyl piperine, pipernonal ine, piperettine, asarinine, pellitorine, piperundecalidine, piperlongumine, piperlonguminine, retrofractamide A, pergumidiene, brachystamide A và B, brachystine, pipercide, piperderidine, longamide.
Ligans: Sesamin, pulviatilol, fargesin cùng một số hợp chất phức tạp khác.
Esters như Tridecyl-dihydro-p-coumarate, eicosanyl-(E)-p-coumarate và Z-12-octadecenoic-glycerol-monoester
Tinh dầu: Tinh dầu trong quả là một hỗn hợp phức tạp , trong đó ba chất chính (không kể piperine) là caryophyllene và pentadecane (mỗi chất chiếm khoảng 17.8 %), và bisaboline (11 %). Ngoài ra còn có thujine, terpinoline, zingi berine, p-cymene, p-methoxyacetophenone và dihydro car veol, những monocyclic sesquiterpenes.
Nhựa (Resins)
Sterols: dihydrostigmasterol, piplasterol
Rễ chứa:
Các alkaloids như piperine, piperlongumine, tetrahydropipe rlongumine, trimethoxy cinnamyol-piperidine và piperlongu minine.
Hạt chứa: sylvatin, sesamin và diaeudesmin.

Xuất khẩu tiêu lốt đi hàn quốc
Tiêu lốt nhiều công dụng


Các nghiên cứu về dược tính:
Tiêu lốt được nghiên cứu rất nhiều: PubMed liệt kê đến trên 5100 kết quả
Hoạt tính kích ứng Hệ Miễn Nhiễm:
Các thử nghiệm trên chuột, dùng các test như đo phản ứng ngưng tụ máu (haemagglutination), chỉ số chuyển dịch đại thực bào (macrophage migration), chỉ số thực bào ghi nhận Piper longum có những hoạt tính kích khởi hoạt động của hệ miễn nhiễm cả hai cách: chuyên biệt và không chuyên biệt. Hoạt tính rõ rệt ở các liều thấp (225 mg/kg), và hầu như giảm bớt khi dùng những liều cao hơn (Phytotherapy Research Số 13-1999). 
Hoạt tính kích thích Hệ Thần Kinh trung ương:
Piperine có hoạt tính kích thích thần kinh trung ương khi thử trên ếch, chuột nhắt và chó, đồng thời gia tăng tính gây ngủ nơi chuột. Piperine đối nghịch lại với hoạt tính ức chế hô hấp tạo ra bởi morphine hay pentobarbitone khi thử trên chó bị gây mê (Journal of Research into Indian Medicine Số 8-1973). Dịch chiết từ quả bằng petroleum ether cũng đối kháng tác động ức chế hô hấp của morphine trên chuột(Indian Journal of Pharmacology Số 13-1981). Một nghiên cứu so sánh giữa piperine và nalorphine về hoạt tính đối kháng ức chế hô hấp và hoạt tính giảm đau của morphine ghi nhận cả hai (piperine và nalorphine) đều làm đảo ngược sự ức chế hô hấp, nhưng piperine không gây đảo ngược được sự giảm đau như nalorphine (Indian Drugs Số 21-1984).

Khả năng trị suyễn:
Dịch chiết từ quả có hoạt tính bảo vệ cơ thể chống lại các phản ứng loại dị ứng khi thử trên chuột và bảo vệ chuột bọ chống lại sự co thắt khí quản gây ra bởi các sinh kháng thể (Indian Journal of Pharmacology Số1-1969)

Hoạt tính bảo vệ gan:
Piperine có hoạt tính bảo vệ gan rõ rệt, chống lại tác hại gây ra cho gan bởi tertiary buryl hydroperoxide và carbon tetrachloride trong các thử nghiệm in vivo và in vitro, do khả năng làm giảm các phản ứng lipid per-oxyhóa (Planta Medica Số 59-1993). Dịch chiết từ quả, khi dược thử nghiệm (trên thú loải gậm nhấm) về khả năng bảo vệ gan chống lại các loại tác hại gây ra cho gan bởi CCl4 (hư gan cấp tính, kinh niên, hư gan có thể và không thể đảo nghịch), dùng các chỉ số sinh học như sinh thiết mô gan, chỉ số sinh hóa cho thấy dịch chiết giúp cải thiện được tiến trình tái tạo tế bào gan, giới hạn sự sơ gan nhưng không bảo vệ được những hư hại tế bào do hư gan cấp tính (Indian Drugs Số 21-1984)
Khả năng làm hạ cholesterol và triglycerides trong máu:
Methylpiperine có tác dụng làm hạ cholesterol tổng cộng trong máu chuột thử nghiệm cho ăn một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol. Phần không bị savon hóa trong tinh dầu tiêu lốt cũng làm hạ cholesterol tổng cộng và cholesterol trong gan khi thử trên chuột bị gây cao cholesterol (Trung Dược tạp chí, các số 23-1992 và 24/1993): Piperine, piperlonguminine và pipernonaline, trích từ quả tiêu lốt bằng ethanol có hoạt tính làm hạ cholesterol và mỡ trong máu có thể so sánh với simvastatin (Phytotherapy Research Số 23-2009)

Hoạt tính chống sưng và làm giảm đau:
Nước sắc từ quả có hoạt tính chống sưng khi thử trên chuột bị gây sưng phù chân bằng carageenan (Indian Bületin of Medical and Ethnobotanical Research Số 2-1980)
Nước sắc từ rễ thử trên chuột cho thấy có hoạt tính giảm đau rõ rệt. Chuột được thử bằng các test quậy đuôi và co giật thân sau khi bị chích bằng acetic acid. Pentazocin và Ibuprofen được dùng làm thuốc đối chứng. Kết quả ghi nhận: Dịch chiết ở các liều 400 và 800 ng/kg có hoạt tính chống đau tựa như NSAID (như ibuprofen): Dịch chiết (liều 800 mg/kg) và ibuprofen (40 mg/kg) bảo vệ được chuột không bị co giật thân vơi tỷ lệ 50%, nhưng trong test quậy đuôi do kích ứng nhiệt, dịch chiết (ở mọi liều lượng) hầu như không tác dụng (chỉ đạt độ bảo vệ 6%, trong khi pentazocin bảo vệ đến 100 %) (Indian Journal of Experimental Biology Số 41-2003)

Khả năng diệt vi khuẩn và ký sinh trùng:
Tinh dầu tiêu lốt có khả năng diệt khuẩn khi thử trên nhiều vi trùng. Dịch chiết bằng thanol 50 % từ quả lại hầu như không có hoạt tính. Piperlonguminine có hoạt tính mạnh trên Bacillus subtilis trong khi đó Piperine lại ưc chế mạnh sự tăng trưởng của Staphylococcus aureus (Pharmaceutical Biology Số 39-2001)
Quả có hoạt tính diệt được ký sinh trùng Entamoeba histolytica (gây kiết lỵ). Dịch chiết bằng methanol và piperine đều có hoạt tính giúp cải thiện (90% và 40%) tình trạng bệnh của chuột bị nhiễm amib nơi ruột cùng. Chuột bị gây nhiễm amib bằng cách chích trực tiếp bào tử ký sinh trùng vào ruột cùng, sau đó được điều trị bằng dịch chiết trong 5 ngày liên tiếp, metronidazole được dùng làm thuốc đối chứng. Các liều 1000 mg/kg /ngày hữu hiệu đến 100 %, 500 mg/kg/ngày hữu hiệu 93 % và 250 mg/kg/ngày: 46 %, trong khi đó liều metronidazole 25 mg/kg/ngày đạt kết quả 100 % và 62.5 mg/kg/ ngày: 60 % (Journal of Ethnopharmacology Số 91/2004)
Nước chiết từ quả (dùng nồng độ 250 microgram/mL) và dịch chiết bằng ethanol (125mcg/mL) có khả năng diệt ký sinh trùng Giardia lamblia (gây bệnh nơi phụ nữ) đến 100 %(Phytotherapy Research Số 13-1999) 
Piperine có hoạt tính diệt các vi khuẩn E. coli (125 mcg/mL), Staphylococcus aureus (14 mcg/mL), Salmonella typhii (180 mcg/mL), Enterococcus foecalis (15 mcg/mL), Pseudomonas aeruginosa (52 mcg/mL và trên các vi khuẩn Mycobacterium (gây bệnh lao) đã kháng nhiều thuốc (Multi-Drugs Resistant Mycobacterium) như M. smegmatis (3mg/mL), M. tuberculosis (39 mcg/mL) (International Journal of Phytomedicine Số 3-2011)



Các hoạt tính khác:
Piperine có tác dụng chống trầm cảm do ức chế hoạt động của men MonoAmineOxydase (MAO) (Chemical and Phar maceutical Bulletin Số 53-2005)
- Piperine có khả năng gây tăng nhiệt trong cơ thể, làm tăng hiệu ứng sinh-khả dụng (bioavailability) của beta-carotene, curcumin, selenium, pyridoxine…; có thể dùng làm một 'chất hỗ trợ' chức năng cho hoạt động của não bộ (Food and Chemical Toxicology Số 46-2008)
- Dịch chiết từ quả bằng alcohol và piperine có hoạt tính diệt một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm: Dịch chiết bằng acohol có tác dụng diệt bào 100 % khi dùng ở nồng độ 500 mcg/ml đối với tế bào ung thư loại Dalton lymphoma ascite (DLA) và ở nồng độ 250 mcg/ml đối với tế bào ung thư loại Erhlich ascite carcinoma (EAC), trong khi đó Piperine diệt bào DLA và EAC ở cùng nồng độ 250 mcg/ml. Cả 2 chất đều có hoạt tính khi thử nghiệm trên môi trường cấy tế bào ung thư loại L 929 (ở nồng độ 100 và 50 mcg/ml). Khi cho chuột đã bị gây ung thư DLA và EAC dùng dịch chiết với liều 10mg/ ngày hoặc piperine (1.14 mg/ngày), bướu ung thư ngưng tăng trưởng, chuột kéo dài thêm đời sống được 30-50 % (Journal of Ethnopharmacology Số 90-2004)

Tiêu lốt được dùng làm gia vị và làm thuốc trong dân gian
Tiêu lốt được dùng làm gia vị và làm thuốc trong dân gian


Độc tính và liều lượng:
Tiêu lốt, được dùng làm gia vị và làm thuốc trong dân gian, nên thường được xem là an toàn khi sử dụng với những số lượng vừa đủ. Tuy nhiên, do quả được ghi nhận là có hoạt tính ngừa thai khi thử trên thú vật nên tránh dùng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
Piperine có những hoạt tính tương tác sinh học: can thiệp vào các hoạt động xúc tác sinh hóa của một số men (enzyme) trong cơ thể như ức chế men Arylhydrocarbon hydrolase (AHH) và UDP- glucoryltransferase nơi gan nên có khả năng gây thay đổi sự hấp thu phenytoine và barbiturates trong cơ thể.
Tiêu lốt có thể gây tăng hiệu ứng thuốc và tăng phản ứng phụ khi dùng chung với phenytoin (Dilantin), propranolol (Inderal), theophylline.
Thử nghiệm trên thú vật cho dùng liều (duy nhất) 3g/kg trọng lượng cơ thể và liều 100 mg/kg dùng liên tục trong 90 ngày không gây các phản ứng độc hại (Plants Food and Human Nutrition Số 52-1998).

Liều LD50:
Piperine: 56.2 mg/kg
Piperlongumine: 110 mg/kg
Piperlonguminine: 115 mg/kg

Tiêu lốt trong Dược học dân gian:
Dược học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa:
Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng quả làm vị thuốc dưới tên Tất Bạt. Tên Tất Bạt = Bibo là do người Tàu phiên âm từ tên Ấn Độ của cây:Pippali
Vị thuốc đã được ghi chép lần đầu tiên trong Tân Tu Bản Thảo và sau đó trong các sách thuốc cổ như:
Hải Dược Bản Thảo
Bản Thảo Thập Di
Cảnh Nhạc Toàn Thư
Bản Thảo Cương Mục (Lý Thời Trân)

Tất Bạt được xem là có vị cay, tính nhiệt, quy vào các kinh mạch thuộc Vị và Đại tràng. Tất bạt có các tác dụng:'ôn trung' (làm ấm Trung tiêu), chỉ thống, tán hàn, giáng Khí…, thường dùng để trị các chứng bụng lạnh, đau, nôn, buồn ói, tiêu chảy.
(Tuy Tât bạt được chính thức ghi trong Dược Điển Trung Hoa là quả của Piper longum, nhưng tại Đài Loan quả của Piper kadsura và tại Okinawa quả của P. hancei cũng được dùng để thay thế) 
Dược học cổ truyền Việt Nam dùng tiêu lốt để trị đau bụng, 'lạnh' bao tử, nôn-ói ra nươc chua, sôi bụng, tiêu chảy, đau nhức đầu, chảy nước mũi, viêm xoang, đau răng sâu, kinh nguyệt không đều.

Dược học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda):
Tiêu lốt hay Pippalli là một trong những vị thuốc quan trọng của Dược học cổ truyền Ân Độ. Các bộ phận của cây được dùng để trị nhiều chứng bệnh trong dân gian.
Quả, ngoài vai trò gia vị, đưọc xem là có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện vị, giúp bao tử tiêu hóa thực phẩm, bổ gan. Quả dùng chung với mật ong để trị suyễn, ho, đau cổ họng.
Rễ = Pipalli mula, cũng là một vị thuốc kich thích thèm ăn, còn dùng trị đau nhức, gout, sưng xương khớp, giun sán
Toàn cây dùng trị tiêu chảy, các bệnh về lá lách.
Một phương thuốc ayurvedic thông dụng tại Ấn Độ là Trikatu gồm: tiêu lốt, tiêu đen và gừng.

Tiêu lốt dùng làm gia vị:
Về phương diện sử dụng làm gia vị, không có sự phân biệt giữa Tiêu lốt (P. longum) và Tiêu dội (P. retrofractum).
Tiêu lốt được dùng khá thông dụng trong các món ăn Ấn Độ và Bắc Phi. Do sự khác biệt trong thành phần terpene nên tiêu đen không thay thế được tiêu lốt. Hương vị của tiêu lốt được xem là pha trộn giữa cay và ngọt. Tiêu lốt cay hơn tiêu đen nên người 'ít ăn cay' nên thận trọng.
Tại Bắc Phi, nơi các vùng Hồi giáo (Bắc và Đông Phi Châu), Tiêu lốt đã được các nhà buôn Ả Rập đem đến và trở thành một gia vị thông dụng dùng trong nhiều món ăn truyền thống địa phương nhất là Maroc và Ethiopia:
Tại Maroc, tiêu lốt là một trong những gia vị tạo thành hỗn hợp “ras el hanout” dùng trong nhiều món ăn truyền thống.
Tại Ethiopia: tiêu lốt quan trọng hơn, dùng trong các món thịt hầm (wat) như bò hầm (siga wat), gà hầm (doro wat). Tiêu lốt được pha trộn với tiêu đen, đậu khấu, đinh hương và nghệ. Hỗn hợp trộn Berbere của Ethiopia gần tương tự với marsala của Ấn Độ, được dùng để ướp các món ăn từ thịt trừu.

Tài liệu sử dụng:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2 (Viện Dược Liệu)
Flora of China: Piper (Vol 4, pg 10)
Medicinal Plants of China (James Duke)
Medicnal Plants of India (S.K. Jain & Robert DeFilipps)
Major Herb of Ayurveda (Elizabeth Williamson)
Ayurveda Pharmacopoeida of India (Government of India)