Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Posted by jinson on 02:24 No comments

Tiêu hoa tím là chùm quả dính nhau thành bông

Tiêu lốt, Tiêu hoa tím là chùm quả dính nhau thành bông chưa chín phơi hay sấy khô của cây Tiêu lốt, tên thực vật là Piper longum L thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Tất bạt dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo.

Cây mọc hoang hoặc trồng nhiều ở cả 2 miền Nam Bắc nước ta, được trồng ở Ấn độ, Philippin, Indonexia và Trung quốc tại Quảng đông, Vân nam.

Tính vị qui kinh:
Thuốc vị cay, tính nhiệt, qui kinh Vị, Đại tràng.
Theo các sách cổ:
Sách Hải dược bản thảo: Vị cay ôn.
Sách Bản thảo cương mục: nhập thủ túc dương minh kinh.
Thành phần chủ yếu:
Tất bạt có tinh dầu, thành phần chủ yếu có Pipenne, palmitic acid, tetrahydropiperic, N-Isobutyl-deca-trans-2-trans-4-dienamide, sesamin, trong rễ có pipeartin, piperlogumin.

Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: thuốc có tác dụng ôn trung, chỉ thống. Chủ trị các chứng bụng lạnh đau, nôn, tiêu chảy.

Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản thảo thập di: "ôn trung hạ khí, bổ yêu cước (làm mạnh chân và thắt lưng), sát tinh khí (làm hết mùi tanh), tiêu thực , trừ vị lãnh, âm sán, huyền tích (trị chứng nổi hạch, báng ở bụng)".
Sách Cảnh nhạc toàn thư: " thiện ôn trung hạ khí, trừ vị lãnh, tích âm hàn. Trị hoắc loạn, đau bụng trên, nôn đàm lạnh, ợ chua, chứng tả lî hư hàn bụng sôi. Vị thuốc rất cay, nên cùng dùng với những loại thuốc ngọt ôn để bổ như Sâm, truật, Qui, Địa thì hiệu lực rất tốt. Dùng bột thuốc thổi mũi trị đau nửa đầu do phong, trị răng đau".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng kháng khuẩn: Tinh dầu Tiêu lốt có tác dụng In vitro, ức chế các loại Staphylococcus aureus, Bacillus subtilus, bacillus cereus, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lî.
Dịch Tiêu lốt chích vào màng bụng có tác dụng hạ thân nhiệt chuột.
Piperine có tác dụng chống co giật.

Thuốc có tác dụng giãn mạch ở da, nên lúc uống thuốc có cảm giác nóng toàn thân.
Trên thực nghiệm thuốc có tác dụng chống thiếu máu cơ tim, tăng sức chịu đựng ở trạng thái thiếu dưỡng khí, chống rối loạn nhịp tim (chủ yếu là thành phần tinh dầu).



Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị đau bụng, nôn, tiêu chảy do tỳ vị hàn: cùng dùng với Cao Lương khương. Có thể dùng độc vị bột Tiêu lốt uống với nước cơm hoặc phối hợp với các loại thuốc ôn tỳ vị để dùng.
2.Trị tiêu chảy kéo dài: Tiêu lốt phối hợp với Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Nhục quế trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.
3.Trị đau răng sâu: Tiêu lốt bột xát vào vùng răng đau hoặc dùng với hạt tiêu lượng bằng nhau, gia ít sáp ong viên thành viên nhỏ bằng hạt vừng. Cho vào nơi răng đau 1 - 2 hạt.
4.Trị chảy nước mũi: thuốc tán thành bột mịn thổi vào mũi.
5.Trị thiên đầu thống: Tất bạt tán thành bột mịn. Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nước nóng, đau bên nào thì hít khoảng 0,4g bột vào mũi bên đó.
Liều thường dùng và chú ý:
Liều thường dùng uống trong, cho vào thuốc thang: 1 - 5g, dùng ngoài lượng vừa đủ.
Chú ý: trường hợp âm hư nội nhiệt thận trọng lúc dùng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét